Chill guy là gì? Meme Chill Guy là gì? Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho cá nhân đu trend Chill Guy là gì?

Chill guy là gì? Meme Chill Guy là gì? Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho cá nhân đu trend Chill Guy là gì? Những trường hợp nào bị khóa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội?

Chill guy là gì? Meme Chill Guy là gì?

"Chill guy" trong tiếng Anh có nghĩa là một người đàn ông thư thái, thoải mái, không bon chen.

"Meme Chill Guy" là một trào lưu cực kỳ phổ biến trên mạng xã hội gần đây. Nó bắt nguồn từ hình ảnh một chú chó màu nâu, mặc áo len xám, quần jeans xanh và đi giày thể thao đỏ, đang cười mỉm và đút tay túi quần với vẻ mặt rất thư giãn. Biểu cảm và dáng đứng của chú chó khiến cư dân mạng thích thú, liên tục dùng meme này trong các bài đăng và bình luận, tạo thành cơn sốt.

Ban đầu meme "Chill guy" được dùng trên các trang TikTok để nói về chuyện yêu đương. Các cô gái làm clip với thông điệp "không phải người yêu hờ hững với bạn, mà chỉ đơn giản các anh trai đang thư giãn mà thôi". Sau khi meme này nổi tiếng tại Việt Nam, các bạn trẻ dùng nó những lúc đối mặt với áp lực tại công ty hoặc trường học. Trên mạng xã hội những ngày qua có nhiều ảnh chế sử dụng meme này để thể hiện cái nhìn tích cực với cuộc sống.

Chill guy là gì? Meme Chill Guy là gì? Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho cá nhân đu trend Chill Guy là gì?

Chill guy là gì? Meme Chill Guy là gì? Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho cá nhân đu trend Chill Guy là gì? (Hình từ Internet)

Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho cá nhân đu trend Chill Guy là gì?

Căn cứ Điều 3 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 và Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội cho cá nhân đu trend Chill Guy như sau:

Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội:

(1) Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(2) Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

(3) Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.

(4) Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho cá nhân:

Theo Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho tổ chức, cá nhân như sau:

(1) Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.

(2) Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

(3) Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(4) Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.

(5) Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

(6) Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

(7) Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.

(8) Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.

Những trường hợp nào bị khóa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội?

Theo khoản 7 Điều 35 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước.
[....]
7. Thực hiện việc khóa vĩnh viễn các tải khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 03 lần trở lên khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và các cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành.
[....]

Theo đó, 02 trường hợp khóa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội như sau:

- Đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia

- Các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 03 lần trở lên.

Lưu ý: Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024.

Mạng xã hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mạng xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Trend 'Chàng trai thư giãn, Cô nàng thư giãn' là gì? Tổng hợp các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
Chill guy là gì? Meme Chill Guy là gì? Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho cá nhân đu trend Chill Guy là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
06 thuật ngữ về mạng xã hội được quy định theo Nghị định 147 từ 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 25/12/2024, Facebook phải gỡ bỏ nội dung vi phạm trong vòng 24 giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 147?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 25/12/2024, có bao nhiêu cách để được phép thực hiện livestream đúng theo quy định pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 25/12/2024, trường hợp nào phải xác thực mạng xã hội bằng số định danh cá nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ 25/12/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mạng xã hội
Tạ Thị Thanh Thảo
2,724 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mạng xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mạng xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào