Năm 2025: Bộ Y tế sẽ tiến hành 30 cuộc thanh tra ở các lĩnh vực nào?
Năm 2025: Bộ Y tế sẽ tiến hành 30 cuộc thanh tra ở các lĩnh vực nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch thanh tra của Bộ Y tế 2025 ban hành kèm theo Quyết định 3552/QĐ-BYT năm 2024 quy định như sau:
(1) Thanh tra Bộ
- Lĩnh vực y tế dự phòng (có 05 cuộc): Thanh tra về đảm bảo chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn sinh học phòng xét nghiệm và tiêm chủng tại một số cơ sở y tế, Quản lý nhà nước về lĩnh vực Y tế dự phòng, công tác Kiểm dịch y tế biên giới và hoạt động tiêm chủng.
- Lĩnh vực khám, chữa bệnh và bảo hiểm y tế (có 06 cuộc): Thanh tra trách nhiệm thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế; công tác quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, giám định pháp y.
- Lĩnh vực dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế (có 06 cuộc):
Thanh tra công tác tiếp nhận, thẩm định cấp CCHN Dược, GCN đủ ĐKKDD, GDP, GPP, quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc và thuốc kiểm soát đặc biệt; việc thực hiện các quy định của Pháp luật trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế.
- Thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng và tiếp dân, xử lý đơn thư (có 06 cuộc): Thanh tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng; tài chính ngân sách; việc tiếp công dân, xử lý, giải quyết đơn thư; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế.
- Phòng Tổng hợp và xử lý sau thanh tra: (02 cuộc): Thanh tra trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức về thực hiện cải cách hành chính.
(2) Cục An toàn thực phẩm (có 02 cuộc): Thanh tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(3) Cục Dân số (có 03 cuộc): Thanh tra việc thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; các quy định của pháp luật để đảm bảo cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; việc thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản đến năm 2030”; việc thực hiện “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”.
Như vậy, tổng số có 30 cuộc thanh tra trong đó Thanh tra Bộ có 25 cuộc; các đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có 05 cuộc.
Năm 2025: Bộ Y tế sẽ tiến hành 30 cuộc thanh tra ở các lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Y tế thực hiện những chức năng gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2023 quy định về thanh tra Bộ Y tế thực hiện những chức năng như sau:
Thanh tra Bộ Y tế là cơ quan thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện những chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền, cụ thể như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế;
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Y tế bao gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 2466/QĐ-BYT năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động như sau:
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
1. Lãnh đạo Thanh tra Bộ: Có Chánh Thanh tra Bộ và các Phó Chánh Thanh tra Bộ.
2. Chánh Thanh tra Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra Chính phủ về các hoạt động của Thanh tra Bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Các Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ; các Phó Chánh Thanh tra Bộ giúp việc cho Chánh Thanh tra Bộ và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, ủy quyền.
[...]
Như vậy, lãnh đạo Thanh tra Bộ Y tế bao gồm:
- Chánh Thanh tra Bộ Y tế:
+ Chánh Thanh tra Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ;
+ Chánh Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra Chính phủ về các hoạt động của Thanh tra Bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Các Phó Chánh Thanh tra Bộ:
+ Các Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ;
+ Các Phó Chánh Thanh tra Bộ giúp việc cho Chánh Thanh tra Bộ và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?