Quy định về công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
Quy định về công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về từ 06/01/2025, công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm như sau:
Điều 21. Công tác trắc địa
1. Sử dụng bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia cùng tỷ lệ đánh giá hoặc lớn hơn. Trường hợp không có bản đồ địa hình phù hợp thì thành lập bản đồ địa hình theo quy định hiện hành.
2. Việc định vị các điểm đầu cuối tuyến trục, tuyến trục cắt tuyến ngang, điểm đầu, điểm cuối tuyến ngang; các công trình khai đào, khoan phải thực hiện bằng thiết bị trắc địa với sai số trung phương vị trí mặt phẳng/độ cao điểm công trình ở tỷ lệ 1:10.000=10/2,0m.
3. Xây dựng mạng lưới khống chế trắc địa phục vụ đo các công trình địa chất, bố trí các điểm cơ sở trên mạng lưới tuyến thực hiện theo nguyên tắc tuần tự từ cấp cao xuống cấp thấp. Chỉ tiêu kỹ thuật của các cấp lưới thực hiện theo quy phạm, quy định hiện hành về xây dựng lưới khống chế trắc địa.
Như vậy, từ 06/01/2025, công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm được quy định cụ thể như sau:
- Sử dụng bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia cùng tỷ lệ đánh giá hoặc lớn hơn. Trường hợp không có bản đồ địa hình phù hợp thì thành lập bản đồ địa hình theo quy định hiện hành.
- Việc định vị các điểm đầu cuối tuyến trục, tuyến trục cắt tuyến ngang, điểm đầu, điểm cuối tuyến ngang; các công trình khai đào, khoan phải thực hiện bằng thiết bị trắc địa với sai số trung phương vị trí mặt phẳng/độ cao điểm công trình ở tỷ lệ 1:10.000=10/2,0m.
- Xây dựng mạng lưới khống chế trắc địa phục vụ đo các công trình địa chất, bố trí các điểm cơ sở trên mạng lưới tuyến thực hiện theo nguyên tắc tuần tự từ cấp cao xuống cấp thấp. Chỉ tiêu kỹ thuật của các cấp lưới thực hiện theo quy phạm, quy định hiện hành về xây dựng lưới khống chế trắc địa.
Quy định về công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025? (Hình từ Internet)
Mẫu kỹ thuật để xác lập công nghệ tách, thu hồi và làm giàu các thành phần đất hiếm gồm những công việc nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 24 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về lấy, gia công và phân tích mẫu như sau:
Điều 24. Lấy, gia công và phân tích mẫu
1. Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion: công tác lấy, gia công, phân tích mẫu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư này.
2. Đối với khoáng sản đất hiếm nguyên sinh: công tác lấy, gia công, phân tích mẫu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
3. Mẫu kỹ thuật để xác lập công nghệ tách, thu hồi và làm giàu các thành phần đất hiếm, gồm các công việc sau:
a) Lấy trong thân quặng;
b) Khối lượng mẫu được quy định theo nội dung đề án cụ thể;
c) Xác định thành phần khoáng vật chứa đất hiếm;
d) Xác định hàm lượng sản phẩm tổng oxit đất hiếm (TREO);
đ) Xác định hàm lượng, trạng thái tồn tại các nguyên tố đất hiếm làm cơ sở đề xuất sơ đồ công nghệ và các chỉ tiêu kỹ thuật hợp lý;
e) Xác định hiệu suất thu hồi đất hiếm;
g) Đề xuất công nghệ tuyển.
4. Các loại mẫu khác lấy theo quy định hiện hành.
Như vậy, mẫu kỹ thuật để xác lập công nghệ tách, thu hồi và làm giàu các thành phần đất hiếm, gồm các công việc sau:
- Lấy trong thân quặng;
- Khối lượng mẫu được quy định theo nội dung đề án cụ thể;
- Xác định thành phần khoáng vật chứa đất hiếm;
- Xác định hàm lượng sản phẩm tổng oxit đất hiếm (TREO);
- Xác định hàm lượng, trạng thái tồn tại các nguyên tố đất hiếm làm cơ sở đề xuất sơ đồ công nghệ và các chỉ tiêu kỹ thuật hợp lý;
- Xác định hiệu suất thu hồi đất hiếm;
- Đề xuất công nghệ tuyển.
Cơ sở địa hình và công tác trắc địa khi thăm dò khoáng sản đất hiếm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về cơ sở địa hình và công tác trắc địa khi thăm dò khoáng sản đất hiếm như sau:
- Tọa độ các điểm lưới khống chế, điểm đo chi tiết, điểm đo công trình trong đo đạc trực tiếp địa hình được đo, tính toán trong hệ tọa độ VN2000, múi chiếu và kinh tuyến trục được quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật.
- Khu vực thăm dò cần xây dựng 2 cấp lưới, lưới khống chế cơ sở và lưới khống chế đo vẽ. Lưới khống chế cơ sở được nối với ít nhất 02 điểm gốc là điểm tọa độ quốc gia. Đo đạc lưới khống chế cho phép sử dụng công nghệ GNSS tĩnh hoặc bằng máy toàn đạc điện tử.
Độ chính xác lưới khống chế thực hiện theo quy định trong Thông tư 68/2015/TT-BTNMT quy định các yêu cầu kỹ thuật trong công tác đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ việc lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000.
- Khu vực thăm dò phải thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng theo yêu cầu của công tác thăm dò. Bản đồ phải được thành lập theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tỷ lệ bản đồ địa hình từ 1:500 đến 1:2.000, tùy thuộc vào cấu trúc địa chất, quy mô thân quặng và mức độ phức tạp của địa hình. Biên tập bản đồ địa hình thực hiện theo quy định tại Thông tư 68/2015/TT-BTNMT.
- Các công trình thăm dò, mặt cắt tuyến và điểm khép góc khu vực phải xác định tọa độ, độ cao. Điểm cơ sở để xác định là các điểm lưới khống chế, độ chính xác điểm đo công trình có sai số không quá 1/3 khoảng cao đều cơ bản.
Lưu ý: Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?