Quy định về công tác địa chất điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
Quy định về công tác địa chất điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về từ 06/01/2025, công tác địa chất điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm như sau:
(1) Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion
(i) Sử dụng bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia cùng tỷ lệ điều tra hoặc lớn hơn. Định vị các điểm khảo sát, các công trình khoan tay, khai đào bằng GPS cầm tay;
(ii) Lộ trình địa chất thu thập đầy đủ các thông tin về địa chất, địa mạo, cấu trúc, kiến tạo, thành phần vật chất, địa chất thủy văn - địa chất công trình, đặc điểm khoáng hóa kết hợp đo gamma mặt đất, phổ gamma mặt đất, xác định nhanh các nguyên tố sử dụng phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay; mạng lưới khảo sát thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT;
(iii) Công tác thu thập và thành lập tài liệu nguyên thủy thực hiện theo quy định hiện hành đối với điều tra vỏ phong hóa. Tại các vết lộ vỏ phong hóa, tiến hành:
(iv) Phân chia các đới phong hóa theo đặc điểm, màu sắc, thành phần, xác định chiều dày của chúng.
(v) Xác định, phân chia các kiểu vỏ phong hóa và chiều dày trên các địa hình khác nhau.
(vi) Phân chia các đới (tầng) phong hóa trong mỗi mặt cắt và lấy mẫu phân tích hàm lượng đất hiếm.
(vii) Lấy mẫu rãnh theo từng đới phong hóa để xác định đặc điểm vỏ phong hóa và khả năng chứa đất hiếm.
(viii) Lấy mẫu và phân tích mẫu thực hiện theo quy định kỹ thuật hiện hành;
(ix) Khoanh định diện phân bố của các thành tạo địa chất, các loại đá gốc bị phong hóa có khả năng tạo quặng đất hiếm; khoanh định các khu vực phát triển vỏ phong hóa, đặc điểm, chiều dày vỏ phong hóa và đới khoáng hóa đất hiếm.
(2) Đối với khoáng sản đất hiếm nguyên sinh
- Lộ trình địa chất thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT và (i);
- Lấy mẫu và phân tích mẫu thực hiện theo quy định kỹ thuật hiện hành;
- Khoanh định diện phân bố của các thành tạo địa chất, đới khoáng hóa, thân quặng hoặc các yếu tố cấu trúc, kiến tạo, magma liên quan đến quặng hóa.
Quy định về công tác địa chất điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025? (Hình từ Internet)
Đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm được lập thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm được lập như sau:
(1) Đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT;
(2) Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion ngoài việc thực hiện theo quy định tại (1), quá trình lập đề án cần tổng hợp, xử lý tài liệu viễn thám để khoanh định các khu vực có địa hình, địa mạo thuận lợi cho việc tích tụ khoáng sản đất hiếm;
(3) Phân vùng mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất thực hiện theo quy định sau:
- Phân vùng mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất đối với điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion thực hiện theo Phụ lục 5 kèm theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
- Phân vùng mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất đối với điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm nguyên sinh thực hiện theo Phụ lục 6 kèm theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
(4) Phân loại vùng theo mức độ khó khăn đi lại thực hiện theo Phụ lục 7 kèm theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
Sản phẩm điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về sản phẩm điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm như sau:
Điều 19. Sản phẩm điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm
1. Báo cáo kết quả điều tra khoáng sản đất hiếm tỷ lệ 1:25.000 phải phản ánh đầy đủ, trung thực và khoa học các kết quả đạt được; đề xuất các khu vực có triển vọng chuyển sang đánh giá.
2. Các loại bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:25.000; các loại sơ đồ, mặt cắt.
3. Hệ thống tài liệu nguyên thủy, mẫu vật thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, sản phẩm điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm được quy định cụ thể như sau:
- Báo cáo kết quả điều tra khoáng sản đất hiếm tỷ lệ 1:25.000 phải phản ánh đầy đủ, trung thực và khoa học các kết quả đạt được; đề xuất các khu vực có triển vọng chuyển sang đánh giá.
- Các loại bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:25.000; các loại sơ đồ, mặt cắt.
- Hệ thống tài liệu nguyên thủy, mẫu vật thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
Lưu ý: Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?