1 sào bằng bao nhiêu thước? Bao nhiêu m2? Hoạt động đo lường phải tuân theo nguyên tắc gì?

1 sào bằng bao nhiêu thước? Bao nhiêu m2? Hoạt động đo lường phải tuân theo nguyên tắc gì?

1 sào bằng bao nhiêu thước? Bao nhiêu m2? Hoạt động đo lường phải tuân theo nguyên tắc gì?

Căn cứ theo Phụ lục 6 Quy đổi một số đơn vị đo khác theo đơn vị đo pháp định ban hành kèm theo Nghị định 86/2012/NĐ-CP quy định như sau:

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/26112024/hinh-1.jpg

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/26112024/hinh-2.jpg

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/26112024/hinh-3.png

Hiện nay, Việt Nam có nhiều vùng miền khác nhau, và mỗi vùng có cách quy đổi giữa sào và thước cũng khác nhau.

Theo đó, cách quy đổi 1 sào ra thước được xác định như sau:

- Bắc Bộ:

+ 1 sào Bắc Bộ = 15 thước Bắc Bộ,

+ 1 sào Bắc Bộ = 360 m2.

- Trung Bộ:

+ 1 sào Trung Bộ = 15 thước Trung Bộ,

+ 1 sào Trung Bộ = 499,95 m2

- Nam Bộ: người dân Nam Bộ thường sử dụng đơn vị "mẫu đất" thay vì "sào":

+ 1 mẫu Nam Bộ = 10 công,

+ 1 mẫu Nam Bộ = 12 960 m2.

Xem thêm: Đất sào là gì? Kinh nghiệm khi mua đất sào

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/26112024/1-sao-bang-bao-nhieu-thuoc%20(1).jpg

1 sào bằng bao nhiêu thước? Bao nhiêu m2? Hoạt động đo lường phải tuân theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)

Hoạt động đo lường phải tuân theo nguyên tắc gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Đo lường 2011, hoạt động đo lường phải tuân theo các nguyên tắc dưới đây:

- Đo lường phải bảo đảm tính thống nhất, chính xác.

- Hoạt động đo lường phải bảo đảm:

+ Minh bạch, khách quan, chính xác; công bằng giữa các bên trong mua bán, thanh toán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

+ An toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.

+ Thuận lợi cho giao dịch thương mại trong nước và quốc tế.

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường.

+ Phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hoạt động đo lường trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo Điều 38 Luật Đo lường 2011, tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường có các quyền và nghĩa vụ dưới đây:

- Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường có các quyền sau đây:

+ Yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường cung cấp thông tin, tài liệu về đặc tính kỹ thuật đo lường, điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường;

+ Lựa chọn tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phù hợp để thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định của Luật này;

+ Khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

+ Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu đo lường đối với chuẩn đo lường trong quá trình sử dụng;

+ Bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu; trường hợp phát hiện sai, hỏng phải dừng việc sử dụng và thực hiện các biện pháp khắc phục;

+ Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo nhóm 2 theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền;

+ Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng hàng hóa;

+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Trả chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Cận thị là gì? Nguyên nhân bị cận thị? Cận thị gây triệu chứng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS cập nhật năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu m? Đơn vị đo pháp định được sử dụng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024 cấp THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa dành cho học sinh và giáo viên tiểu học, trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024 cấp tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
1 sào bằng bao nhiêu thước? Bao nhiêu m2? Hoạt động đo lường phải tuân theo nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
19 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào