18 module dành cho cán bộ quản lý mầm non theo Thông tư 18?

18 module dành cho cán bộ quản lý mầm non theo Thông tư 18? Nội dung chính của mô đun dành cho cán bộ quản lý mầm non? Thời lượng BDTX dành cho cán bộ quản lý mầm non bao lâu?

18 module dành cho cán bộ quản lý mầm non theo Thông tư 18?

Căn cứ Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT quy định 18 module dành cho cán bộ quản lý mầm non mới nhất năm 2024:

1. Phẩm chất nghề nghiệp

QLPT 01 Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong quản trị nhà trường hiện nay

QLPT 02 Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục

QLPT 03 Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT

2. Quản trị nhà trường

QLPT 04 Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

QLPT 05 Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường

QLPT 06 Quản trị nhân sự trong nhà trường

QLPT 07 Quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường

QLPT 08 Quản trị tài chính trong nhà trường

QLPT 09 Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường

QLPT 10 Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường

3. Xây dựng môi trường giáo dục

QLPT 11 Xây dựng văn hóa nhà trường

QLPT 12 Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường

QLPT 13 Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

QLPT 14 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

QLPT 15 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

QLPT 16 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường

5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

QLPT 17 Xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường

QLPT 18 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường

18 module dành cho cán bộ quản lý mầm non theo Thông tư 18?

18 module dành cho cán bộ quản lý mầm non theo Thông tư 18? (Hình từ Internet)

Nội dung chính của mô đun dành cho cán bộ quản lý mầm non mới nhất?

Căn cứ Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT quy định nội dung chính của mô đun dành cho cán bộ quản lý mầm non:

1. Phẩm chất nghề nghiệp

QLPT 01 Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong quản trị nhà trường hiện nay

(1) Phẩm chất nghề nghiệp; các quy định về đạo đức đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

(2) Kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường.

(3) Phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.

QLPT 02 Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục

(1) Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

(2) Những vấn đề chung về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

(3) Quản trị nhà trường hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

QLPT 03 Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT

(1) Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

(2) Yêu cầu, nội dung và phương thức phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

(3) Lựa chọn nội dung ưu tiên và xây dựng kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân và cán bộ quản lý khác trong nhà trường.

2. Quản trị nhà trường

QLPT 04 Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

(1) Khái quát chung về kế hoạch phát triển nhà trường.

(2) Nội dung, phương pháp và quy trình xây kế hoạch phát triển nhà trường.

(3) Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.

QLPT 05 Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường

(1) Những vấn đề chung về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường.

(2) Công tác quản trị hoạt động dạy học, giáo dục (kế hoạch dạy học và giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh,...) trong nhà trường.

(3) Phân công, hướng dẫn, giám sát, đánh giá giáo viên, tổ chuyên môn thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

QLPT 06 Quản trị nhân sự trong nhà trường

(1) Những vấn đề chung về nhân sự trong nhà trường.

(2) Công tác quản trị nhân sự trong nhà trường.

(3) Tạo động lực làm việc, phát triển năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; quản lý, giải quyết bức xúc, vướng mắc, mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường.

QLPT 07 Quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường

(1) Những vấn đề chung về tổ chức, hành chính trong nhà trường.

(2) Công tác quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường.

(3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường.

QLPT 08 Quản trị tài chính trong nhà trường

(1) Những vấn đề chung về quản trị tài chính trong nhà trường.

(2) Quản trị tài chính nhà trường theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình.

(3) Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính và huy động các nguồn tài chính hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

QLPT 09 Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường

(1) Những vấn đề chung về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường.

(2) Nội dung, biện pháp quản trị hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh.

(3) Huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

QLPT 10 Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường

(1) Những vấn đề chung về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

(2) Các hoạt động quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

(3) Quản trị chất lượng giáo dục hướng tới phát triển chất lượng bền vững đối với nhà trường.

3. Xây dựng môi trường giáo dục

QLPT 11 Xây dựng văn hóa nhà trường

(1) Khái quát chung về văn hóa nhà trường.

(2) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện trong nhà trường.

(3) Kế hoạch hành động, truyền thông về văn hóa nhà trường.

QLPT 12 Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường

(1) Khái quát chung về thực hiện dân chủ trong nhà trường.

(2) Nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.

(3) Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ và tạo lập môi trường dân chủ trong nhà trường.

QLPT 13 Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

(1) Quy định chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

(2) Các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường.

(3) Xây dựng kế hoạch hành động, truyền thông về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

QLPT 14 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

(1) Khái quát về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động dạy học cho học sinh.

(2) Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh.

(3) Xây dựng kế hoạch hành động về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh.

QLPT 15 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

(1) Khái quát về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

(2) Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để nâng cao kết quả giáo dục học sinh.

(3) Xây dựng kế hoạch hành động về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

QLPT 16 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường

(1) Khái quát về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

(2) Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển nhà trường.

(3) Xây dựng kế hoạch hành động về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

QLPT 17 Xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường

(1) Yêu cầu sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.

(2) Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.

(3) Tạo lập môi trường phát triển năng lực ngoại ngữ trong nhà trường.

QLPT 18 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường

(1) Vai trò, tầm quan trọng và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.

(2) Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.

(3) Tạo lập môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.

Thời lượng bồi dưỡng thường xuyên dành cho cán bộ quản lý mầm non là bao lâu?

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT quy định thời lượng bồi dưỡng thường xuyên dành cho cán bộ quản lý mầm non như sau:

(1) Mỗi cán bộ quản lý cơ sở GDPT thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo thời lượng cụ thể như sau:

- Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);

- Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);

- Chương trình bồi dưỡng 03: 1 tuần/năm học (40 tiết/năm học);

(2) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học, các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng chương trình bồi dưỡng 01 và Chương trình bồi dưỡng 02 phù hợp nhưng không thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng 03 của mỗi cán bộ quản lý cơ sở GDPT (đảm bảo thời lượng 120 tiết/năm học);

(3) Căn cứ nội dung Chương trình bồi dưỡng 03, cán bộ quản lý cơ sở GDPT tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân trong từng năm học, đảm bảo thời lượng theo quy định.

Giáo dục mầm non
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục mầm non
Hỏi đáp Pháp luật
18 module dành cho cán bộ quản lý mầm non theo Thông tư 18?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ học mầm non có hộ khẩu ở thôn đặc biệt khó khăn nhưng học ở trường có trụ sở đóng ngoài khu vực đặc biệt khó khăn thì có được hỗ trợ chi phí học tập hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 02 đề án thành lập nhóm trẻ tư thục theo Nghị định 125 áp dụng từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin thành lập nhóm trẻ tư thục mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thành lập nhóm trẻ tư thục mới nhất từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
05 trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non từ 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bổ sung đối tượng trẻ mẫu giáo nào được miễn học phí khi học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất hỗ trợ tiền ăn trưa 360.000 đồng/tháng cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ở vùng khó khăn, hộ nghèo?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường mầm non phải công khai thực đơn hằng ngày của trẻ từ 19/7/2024 đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục mầm non
Tạ Thị Thanh Thảo
118 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào