Mẫu Tem niêm phong mẫu sản phẩm hàng hóa trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa theo Thông tư 24/2023?
- Mẫu Tem niêm phong mẫu sản phẩm hàng hóa trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa theo Thông tư 24/2023?
- Đại diện cơ sở được lấy mẫu sản phẩm hàng hóa không ký vào tem niêm phong thì xử lý như thế nào?
- Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa tiến hành kiểm tra đột xuất trong trường hợp nào?
Mẫu Tem niêm phong mẫu sản phẩm hàng hóa trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa theo Thông tư 24/2023?
Mẫu Tem niêm phong mẫu sản phẩm hàng hóa trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ hiện nay là Mẫu 4. TNPM tại Phụ lục Các biểu mẫu sử dụng trong quá trình kiểm tra Nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BKHCN sau đây:
Tải về Mẫu Tem niêm phong mẫu sản phẩm hàng hóa trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa theo Thông tư 24/2023.
Mẫu Tem niêm phong mẫu sản phẩm hàng hóa trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa theo Thông tư 24/2023? (Hình từ Internet)
Đại diện cơ sở được lấy mẫu sản phẩm hàng hóa không ký vào tem niêm phong thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Điều 6. Nội dung kiểm tra
[...]
4. Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của chất lượng sản phẩm, hàng hóa với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất, việc lấy mẫu phục vụ kiểm tra chất lượng được thực hiện như sau:
[...]
b) Căn cứ phương pháp thử đối với sản phẩm, hàng hóa, Đoàn kiểm tra lấy mẫu đảm bảo số lượng sản phẩm, hàng hóa để thử nghiệm các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và yêu cầu kiểm tra.
c) Mẫu sản phẩm, hàng hóa sau khi lấy phải được niêm phong (theo Mẫu 4.TNPM - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này), lập biên bản (theo Mẫu 3.BBLM - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này) có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sử được lấy mẫu.
- Trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký vào biên bản lấy mẫu và niêm phong mẫu thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền địa phương nơi đang tiến hành lấy mẫu hoặc Đoàn kiểm tra mời ít nhất một người chứng kiến xác nhận đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký vào biên bản.
- Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền địa phương hoặc người chứng kiến thì Đoàn kiểm tra ghi rõ lý do trong biên bản. Biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu, chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
[...]
Theo đó, mẫu sản phẩm hàng hóa sau khi lấy phải được niêm phong theo mẫu nêu trên.
Trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký vào tem niêm phong thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền địa phương nơi đang tiến hành lấy mẫu hoặc Đoàn kiểm tra mời ít nhất một người chứng kiến xác nhận đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký vào biên bản.
Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền địa phương hoặc người chứng kiến thì Đoàn kiểm tra ghi rõ lý do trong biên bản. Biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu, chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa tiến hành kiểm tra đột xuất trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2023/TT-BKHCN quy định về hình thức kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa như sau:
Điều 5. Hình thức kiểm tra
[...]
2. Kiểm tra đột xuất
Cơ quan kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra đột xuất trong sản xuất khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư này.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BKHCN thì cơ quan kiểm tra về chất lượng sản phẩm hàng hóa sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất trong sản xuất khi có một trong các căn cứ sau:
- Thông tin, cảnh báo về hàng hóa xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu:
+ Người xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
+ Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
- Thông tin phản ánh dưới mọi hình thức của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước về dấu hiệu vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa.
- Kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa có nhãn hàng hóa không đúng quy định hoặc có dấu hiệu chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Theo yêu cầu quản lý của cơ quan có thẩm quyền.
- Quyết định hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực Giấy chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của các tổ chức đánh giá sự phù hợp; các kết quả đánh giá không phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?