Chủ nhà trọ tự ý tăng giá tiền điện của người thuê trọ có bị phạt hay không?
Quy định về việc mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BCT và khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2023/TT-BCT quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt như sau:
- Tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê, bên bán điện chỉ ký một hợp đồng mua bán điện duy nhất. Chủ nhà cho thuê có trách nhiệm cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện của người thuê nhà;
- Đối với trường hợp cho hộ gia đình thuê: Chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức;
- Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):
+ Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);
+ Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện; cứ 04 (bốn) người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 (một) người được tính là 1/4 định mức, 02 (hai) người được tính là 1/2 định mức, 03 (ba) người được tính là 3/4 định mức, 04 (bốn) người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Bên bán điện được phép yêu cầu bên mua điện cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện để làm căn cứ xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.
Chủ nhà trọ tự ý tăng giá tiền điện của người thuê trọ có bị phạt hay không? (Hình từ Internet)
Chủ nhà trọ tự ý tăng giá tiền điện của người thuê trọ có bị phạt không?
Theo khoản 6 và khoản 11 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về vi phạm các quy định về sử dụng điện, trong đó:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.
+ Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, chủ nhà trọ việc chủ nhà trọ tự ý tăng giá điện so với quy định có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ nhà trọ còn có thể phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.
Trong trường hợp chủ nhà trọ vẫn tiếp tục vi phạm thì người thuê trọ có quyền làm đơn ra các cơ quan chức năng có thẩm quyền để yêu cầu xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. (Căn cứ Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
Giờ cao điểm sử dụng điện trong ngày là những giờ nào?
Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2014/TT-BCT có quy định như sau:
Điều 5. Giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày
1. Thời gian sử dụng điện trong ngày được quy định như sau:
a) Giờ bình thường:
- Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
+ Từ 04h00 đến 09h30 (5 giờ và 30 phút);
+ Từ 11h30 đến 17h00 (5 giờ và 30 phút);
+ Từ 20h00 đến 22h00 (2 giờ).
- Ngày Chủ nhật
Từ 04h00 đến 22h00 (18 giờ).
b) Giờ cao điểm
- Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
+ Từ 09h30 đến 11h30 (2 giờ);
+ Từ 17h00 đến 20h00 (3 giờ).
- Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
c) Giờ thấp điểm
Tất cả các ngày trong tuần: từ 22h00 đến 04h00 sáng ngày hôm sau (6 giờ).
[…]
Theo đó, giờ cao điểm sử dụng điện trong ngày bao gồm:
- Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
+ Từ 09h30 đến 11h30 (2 giờ);
+ Từ 17h00 đến 20h00 (3 giờ).
- Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?