Tỉnh Bình Định cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
Tỉnh Bình Định cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
Căn cứ theo Mục 1 Đề cương Đề án Phát triển hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Quyết định 2375/QĐ-UBND năm 2024 tỉnh Bình Định như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Bình Định là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 680 km về phía Bắc; cách Thủ đô Hà Nội 1.060 km về phía Nam và cách thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai khoảng 175 km về phía Tây. Đồng thời, Bình Định cũng là một trong năm tỉnh vùng trọng điểm kinh tế miền Trung có đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy dọc chiều dài của tỉnh; có đường Quốc lộ 19 nối với vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông bắc Campuchia và Thái Lan; có cảng biển Quy Nhơn và sân bay Phù Cát là điều kiện thuận lợi để Bình Định phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn tỉnh có 08 huyện, 02 thị xã và thành phố Quy Nhơn, với dân số trung bình khoảng 1,5 triệu người. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.051 km2, trong đó: đất nông nghiệp khoảng 400.795 ha, chiếm 66,36% diện tích đất tự nhiên (gồm: đất sản xuất nông nghiệp 138.119 ha; đất lâm nghiệp 259.238 ha; đất nuôi trồng thủy sản 2.776 ha; đất làm muối và đất nông nghiệp khác 662 ha); đất phi nông nghiệp 65.154 ha và đất chưa sử dụng khoảng 138.007 ha.
[...]
Theo đó, tỉnh Bình Định là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 680 km về phía Bắc và có tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.051 km2.
Xem thêm: Tỉnh Bình Định có mấy thành phố, huyện, thị xã?
Tỉnh Bình Định cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tỉnh Bình Định đặt mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?
Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 1619/QĐ-TTg năm 2023, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2030 đó là:
+ Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt từ 8,5% trở lên, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt bình quân 7 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9,8% - 10,8%/năm (giá so sánh 2010).
+ Tăng trưởng của các ngành kinh tế giai đoạn 2021 - 2030: ngành nông nghiệp tăng 3,2% - 3,3%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 12,2% - 13,2%/năm; dịch vụ tăng 8,1% - 8,3%/năm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,4% - 10,7%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: ngành nông nghiệp chiếm 16,8% - 17,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,3% - 43,3%; dịch vụ chiếm 34,8% - 35,9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,1% - 5,3%.
+ GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2030 là 204 - 213 triệu đồng/người (tương đương khoảng 7.500 - 7.900 USD).
+ Tăng trưởng năng suất lao động bình quân 8,3%/năm giai đoạn 2021 - 2030.
+ Đến năm 2030, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 30 - 35 nghìn tỷ đồng/năm.
+ Đến năm 2030, tổng lượt khách du lịch đạt 12 triệu khách/năm, trong đó có 2,5 triệu lượt khách quốc tế và 9,5 triệu lượt khách nội địa.
+ Vốn đầu tư huy động giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 800 - 850 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 29 - 30 tỷ USD).
+ Kinh tế số chiếm 30% GRDP.
04 phương hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 1 Mục 3 Quyết định 1619/QĐ-TTg năm 2023, 04 phương hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm:
- Phát triển dịch vụ theo hướng tỉnh Bình Định trở thành trung tâm văn hóa; du lịch; vận tải biển; ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ và đổi mới sáng tạo; các dịch vụ khác của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên.
Gắn phát triển dịch vụ với tiến trình chuyển đổi số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phát triển mạnh các dịch vụ giá trị gia tăng cao để nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tỉnh. Tiếp tục phát triển, hiện đại hóa các dịch vụ thiết yếu như thương mại, bán buôn, bán lẻ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ cơ bản của Nhân dân.
- Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với các sản phẩm du lịch đa dạng như du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí - thể thao biển, du lịch khoa học - du lịch MICE, du lịch di sản văn hóa.
Đưa Bình Định trở thành điểm đến du lịch đẳng cấp, hiện đại, xanh, an toàn, thân thiện và giàu bản sắc văn hóa; tăng cường kết nối các địa bàn trọng điểm du lịch trong tỉnh, liên kết vùng và liên vùng. Xây dựng khu Phương Mai - Núi Bà trở thành khu du lịch quốc gia.
- Phát triển vận tải và dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước tăng lên do hoạt động sản xuất, chế biến chế tạo được tăng cường, có kết cấu hạ tầng đồng bộ dọc theo Quốc lộ 19, 19C, 19B và khu vực xung quanh cảng biển Quy Nhơn, các cảng biển thuộc Khu bến Hoài Nhơn và khu Bến Phù Mỹ, cảng hàng không Phù Cát, khu vực Canh Vinh, dọc các tuyến đường tỉnh ĐT.638, ĐT.639,… nhằm liên kết phát triển dịch vụ vận tải, logistics trong tỉnh với các tỉnh lân cận;
Đồng thời đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong tỉnh, ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ trong hoạt động vận tải, dịch vụ logistic gắn liền cảng biển, sân bay. Quy hoạch xây dựng trung tâm logistics mới có công suất khoảng 500.000 TEU tại Phù Cát.
- Phát triển thương mại theo hướng hiện đại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò của ngành thương mại trong việc gia tăng giá trị đóng góp vào GRDP của tỉnh; thu hút lao động xã hội, tạo việc làm mới; kết nối sản xuất và tiêu dùng, điều khiển và dẫn dắt sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.