Tinh gọn bộ máy nhà nước là gì? Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết 18?

Tinh gọn bộ máy nhà nước là gì? Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết 18?

Tinh gọn bộ máy nhà nước là gì? Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết 18?

Tinh gọn bộ máy nhà nước có thể hiểu là quá trình cải cách nhằm giảm thiểu quy mô, số lượng các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả có đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước như sau:

[1] Nhiệm vụ, giải pháp chung đối với toàn bộ hệ thống chính trị

- Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các tổ chức của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Kiên quyết giảm và không thành lập mới các tổ chức trung gian; giải thể hoặc sắp xếp lại các tổ chức hoạt động không hiệu quả. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy không được tăng thêm đầu mối và biên chế; trường hợp đặc biệt cần tăng thêm đầu mối từ cấp vụ, cục hoặc tương đương trở lên phải có ý kiến của Bộ Chính trị.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước về tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành, các địa phương, bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Mạnh dạn thí điểm một số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; kịp thời sơ kết, tổng kết và mở rộng dần những mô hình phù hợp, hiệu quả.

- Khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc xây dựng, kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, sát thực để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, không đạt mục tiêu tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.

- Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ, ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin; đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, đô thị thông minh; tổng kết, đánh giá để có giải pháp sử dụng hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin, chống lãng phí, góp phần tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế.

[2] Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

*Đối với hệ thống tổ chức của Đảng: Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các đảng uỷ khối cơ quan theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy và tập trung vào một số nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Đối với các đảng uỷ khối doanh nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, tổ chức lại cho phù hợp với điều kiện mới ở cả Trung ương, địa phương nhằm nâng cao tính thực chất và hiệu quả hoạt động.

*Đối với hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương:

- Sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong của Văn phòng Quốc hội theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

- Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định. Giảm tối đa các ban quản lý dự án. Kiên quyết hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để thu gọn đầu mối, giảm biên chế; thực hiện cơ chế khoán kinh phí theo nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra. Chuyển một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.

- Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn để phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương để góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.

*Đối với chính quyền địa phương: Rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các sở, ngành theo hướng tinh gọn đầu mối, kiên quyết cắt giảm số lượng, sắp xếp lại phòng, chi cục, trung tâm, ban quản lý dự án và đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ngành.

*Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và hội quần chúng:

- Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của từng tổ chức; kiên quyết cắt giảm số lượng ban, phòng có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả; sắp xếp, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp hoạt động không hiệu quả.

- Tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp, gắn với đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước và quản lý tài chính; nghiêm túc thực hiện việc khoán kinh phí để phát huy tính tích cực, chủ động và tự chủ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tăng cường sử dụng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên.

Xem thêm: Vị trí và chức năng của Quốc hội trong bộ máy Nhà nước được quy định như thế nào?

Tinh gọn bộ máy nhà nước là gì? Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết 18?

Tinh gọn bộ máy nhà nước là gì? Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết 18? (Hình từ Internet)

Mục tiêu tổng quát Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là gì?

Theo Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, mục tiêu tổng quát Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là:

- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương

Nguyên tắc quản lý biên chế trong hệ thống chính trị như thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Quy định 70-QĐ/TW năm 2022, nguyên tắc quản lý biên chế trong hệ thống chính trị như sau:

- Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo quản lý biên chế trong hệ thống chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý biên chế theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ 5 năm và khi cần thiết.

- Giao chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính, cải cách chính sách tiền lương.

- Tăng cường phân cấp, phân quyền, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác quản lý, sử dụng biên chế. Chỉ thực hiện tăng chỉ tiêu biên chế khi được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức mới, bổ sung chức năng, nhiệm vụ.

Bộ máy nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ máy nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Tinh gọn bộ máy nhà nước là gì? Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết 18?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, ai có thẩm quyền quyết định thành lập và tổ chức lại Chi cục hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban chỉ đạo 389 quốc gia là cơ quan nào? Ban chỉ đạo 389 quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay? Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ thể quản lý nhà nước là gì? Hiện nay có bao nhiêu Bộ có chức năng quản lý nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý nhà nước là gì? Vai trò của quản lý nhà nước là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Một năm tổ chức đón tối đa bao nhiêu đoàn thăm cấp nhà nước? Trình tự đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
02 giai đoạn thưc hiện phong trào thi đua Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2022-2030 Bộ Tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tinh giảm cơ cấu tổ chức từ 23 đơn vị giảm còn 21 đơn vị?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ máy nhà nước
Dương Thanh Trúc
617 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ máy nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ máy nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào