SIPAS là tên viết tắt của chỉ số nào? Công thức tính chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính SIPAS?
SIPAS là tên viết tắt của chỉ số nào?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 1 Phương pháp Đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước giai đoạn 2023-2026 ban hành kèm theo Quyết định số 1001/QĐ-BNV năm 2023 có nêu cụ thể như sau:
I. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG
1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá khách quan chất lượng phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình theo các mục tiêu của của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm, tiến hành đo lường và công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô quốc gia (tên tiếng Anh là “Satisfaction Index of Public Administrative Services”, viết tắt là “Chỉ số SIPAS”).
- Cung cấp cho Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các thông tin khách quan về nhận định, đánh giá, mức độ hài lòng, nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước dựa trên cảm nhận của người dân. Tham mưu cho Chính phủ, kiến nghị đối với chính quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và sự hài lòng của người dân.
- Nâng cao nhận thức, văn hóa thực thi công vụ lấy người dân làm trung tâm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Tạo điều kiện, cơ hội để người dân tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Như vậy, SIPAS là tên viết tắt của Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô quốc gia.
* Trên đây là SIPAS là tên viết tắt của chỉ số nào?
SIPAS là tên viết tắt của chỉ số nào? Công thức tính chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính SIPAS? (Hình từ Internet)
Công thức tính chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính SIPAS như thế nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 5 Mục 3 Quyết định 2640/QĐ-BNV năm 2017, công thức tính chỉ số SIPAS mức độ hài lòng về sự phục vụ hành chính được quy định cụ thể như sau:
Trong đó:
+ a: Là tổng số câu hỏi hài lòng mà mỗi người phải trả lời trong Phiếu điều tra xã hội học (Câu số 7 của Phiếu điều tra xã hội học tại Phụ lục kèm theo);
+ bi: Là tổng số phương án trả lời “Hài lòng” hoặc “Rất hài lòng” đối với các câu hỏi mức độ hài lòng mà mỗi người đã trả lời trong Phiếu điều tra xã hội học.
+ n: Tổng số người trả lời đối với câu hỏi về mức độ hài lòng (tổng số người trả lời Câu số 7 của Phiếu điều tra xã hội học tại Phụ lục kèm theo).
- Chỉ số hài lòng về từng yếu tố: Áp dụng công thức tính Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) nêu trên. Tuy nhiên, khi áp dụng công thức tính cần chú ý sự khác biệt so với tính SIPAS là:
+ a: Là tổng số câu hỏi hài lòng đối với từng yếu tố của việc cung ứng dịch vụ hành chính công, được xác định trong phiếu điều tra xã hội học.
+ bi: Tổng số phương án trả lời “Hài lòng” hoặc “Rất hài lòng” của mỗi người đối với từng yếu tố của việc cung ứng dịch vụ hành chính công.
- Chỉ số hài lòng về từng tiêu chí: Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) số người trả lời “Hài lòng” hoặc “Rất hài lòng” trên tổng số người trả lời của từng tiêu chí (mỗi tiêu chí là một câu hỏi của Câu số 7 trong Phiếu điều tra xã hội học tại Phụ lục kèm theo).
Đo lường sự hài lòng của người dân được thực hiện đối với những khía cạnh nào?
Căn cứ Tiểu mục 5 Mục 1 Phương pháp Đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước giai đoạn 2023-2026 ban hành kèm theo Quyết định số 1001/QĐ-BNV năm 2023 có nêu cụ thể như sau:
I. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG
[....]
5. Nội dung
Đo lường sự hài lòng của người dân được thực hiện đối với 03 khía cạnh: (i) Nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; (ii) Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; (iii) Nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
5.1. Đo lường nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước:
Bao gồm các tiêu chí:
- Mức độ quan tâm theo dõi của người dân đối với các chính sách công;
- Kênh thông tin mà người dân sử dụng để theo dõi các chính sách công;
- Mức độ phù hợp của các hình thức tiếp cận thông tin về chính sách công đối với người dân;
- Mức độ người dân sẵn sàng tham gia góp ý kiến cho cơ quan nhà nước về chính sách công;
- Cảm nhận của người dân về tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;
[....]
Như vậy, đo lường sự hài lòng của người dân được thực hiện đối với 03 khía cạnh:
- Nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước;
- Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước;
- Nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Tài xế xe taxi bắt buộc phải cung cấp hóa đơn cho hành khách từ 1/1/2025?
- Đảo nào có diện tích lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa?
- Sẽ giảm phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn từ 1/7/2025?
- Mùng 2/12 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương, thứ mấy? Có phải là ngày lễ người lao động được nghỉ hưởng lương không?