2k5 tuổi con gì? Sinh năm 2k5 bao nhiêu tuổi? Người sinh năm 2k5 đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chưa?

2k5 tuổi con gì? Sinh năm 2k5 bao nhiêu tuổi? Người sinh năm 2k5 đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chưa?

2k5 tuổi con gì? Sinh năm 2k5 bao nhiêu tuổi?

Tuổi tác là một vấn đề luôn được mọi người tâm. Vậy 2k5 tuổi con gì? Sinh năm 2k5 bao nhiêu tuổi? cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Những người sinh năm 2005 (2k5) đã qua độ tuổi 18 trăng tròn - tuổi được cho là đẹp nhất của đời người. Tính đến năm 2024 thì người sinh năm 2k5 đã là 19 tuổi. Người sinh năm 2k5 mang tinh con Gà (Ất Dậu), thuộc mệnh Thuỷ (nước), cụ thể là Tuyền Trung Thuỷ. Ta có thể hình dung họ với hình ảnh dòng suối trong lành, xanh mát giữa rừng sâu.

Như vậy, 2k5 tuổi con Gà, Sinh năm 2k5 sẽ là 19 tuổi.

2k5 tuổi con gì? Sinh năm 2k5 bao nhiêu tuổi? Người sinh năm 2k5 đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chưa?

2k5 tuổi con gì? Sinh năm 2k5 bao nhiêu tuổi? Người sinh năm 2k5 đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chưa? (Hình từ Internet)

Người sinh năm 2k5 đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chưa?

Đầu tiên, căn cứ theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định định nghĩa năng lực hành vi dân sự như sau:

Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực hành vi dân sự đầy đủ như sau:

Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Từ những quy định trên có thể thấy, năng lực hành vi dân sự được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp sau:

- Mất năng lực hành vi dân sự

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

- Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Như vậy, người sinh năm 2k5 đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật trừ trường hợp tại Điều 22, 23, 24 Bộ luật Dân sự 2015.

Bố mẹ có còn là người giám hộ của người sinh năm 2k5 không?

Đầu tiên, tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người được giám hộ như sau:

Điều 47. Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Đồng thời, tại Điều 62 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về việc chấm dứt việc giám hộ cụ thể như sau:

Điều 62. Chấm dứt việc giám hộ
1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Cuối cùng, tại Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ như sau:

Điều 48. Người giám hộ
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Như vậy, từ những quy định trên thì việc bố mẹ có còn là người giám hộ của người sinh năm 2k5 không, sẽ có 03 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Người sinh năm 2k5 có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì bố mẹ là người giám hộ sẽ mặc nhiên được chấm dứt.

Trường hợp 2: Người sinh năm 2k5 nhưng mất năng lực hành vi dân sự; khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì thì mặc dù đã trên tuổi người thành niên nhưng vẫn sẽ có người giám hộ là bố mẹ

Trường hợp 3: Người sinh năm 2k5 có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn cho Bố mẹ tiếp tục là người giám hộ của mình khi ở tình trạng cần được giám hộ. Tuy nhiên, việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Lưu ý: Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ hội Giáng sinh Chào năm mới Đà Nẵng 2025 diễn ra vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật thông tin tài khoản Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 cho học sinh? Đăng nhập quantritrangnguyen edu vn dành cho giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ hội Du lịch và ẩm thực Sen 2024 diễn ra vào ngày nào? Ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
2k5 tuổi con gì? Sinh năm 2k5 bao nhiêu tuổi? Người sinh năm 2k5 đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Hôm nay (20/11/2024) là ngày gì? Lịch âm hôm nay 2024 - Lịch vạn niên 2024 tháng này?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là ngày nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Trần Cao Kỵ
40 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào