Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?

Áp dụng hình thức kỷ luật giải tán tổ chức Đảng trong trường hợp nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?

Áp dụng hình thức kỷ luật giải tán tổ chức Đảng trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về kỷ luật giải tán tổ chức đảng như sau:

Điều 18. Về kỷ luật giải tán tổ chức đảng
1. Chỉ giải tán một tổ chức đảng khi tổ chức đảng đó có hành động chống đối quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật của Nhà nước.
2. Những tổ chức đảng vi phạm một trong các nội dung sau đây thì giải tán
a) Có hành động chống đối quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng với các hành vi cụ thể như: Tổ chức, kích động, xúi giục, cưỡng bức quần chúng mít tinh, biểu tình trái với quy định của pháp luật; xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; có hành động cụ thể chống Đảng.
b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật Nhà nước với các hành vi như: Bỏ ba kỳ liên tiếp không sinh hoạt; cố ý không chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách, các nguyên tắc, quy chế, quy định, quyết định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chia rẽ bè phái, mất đoàn kết nghiêm trọng, không còn vai trò và tác dụng lãnh đạo đối với địa phương, đơn vị.
[...]

Theo đó, những tổ chức đảng vi phạm một trong các nội dung sau đây thì bị giải tán:

- Có hành động chống đối quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng với các hành vi cụ thể như:

+ Tổ chức, kích động, xúi giục, cưỡng bức quần chúng mít tinh, biểu tình trái với quy định của pháp luật;

+ Xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng;

+ Có hành động cụ thể chống Đảng.

- Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật Nhà nước với các hành vi như:

+ Bỏ ba kỳ liên tiếp không sinh hoạt;

+ Cố ý không chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách, các nguyên tắc, quy chế, quy định, quyết định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

+ Chia rẽ bè phái, mất đoàn kết nghiêm trọng, không còn vai trò và tác dụng lãnh đạo đối với địa phương, đơn vị.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:

Điều 12. Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm
1. Thẩm quyền của tổ chức đảng
- Các tổ chức đảng có quyền quyết định thi hành kỷ luật theo quy định; nếu không thuộc thẩm quyền thì đề nghị tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới.
- Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên có quyền kỷ luật tổ chức đảng cấp dưới theo quy định.
- Tổ chức đảng bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định.
- Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định. Quyết định này phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
[...]

Theo đó, tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định.

Lưu ý, quyết định này phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Có bao nhiêu hình thức kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định

Điều 10. Hình thức kỷ luật của Đảng
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Theo đó, có 03 hình thức kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng gồm:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Giải tán.

Hỏi đáp về Đảng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của giáo viên THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu 2024 dành cho Bí thư?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về Mẫu báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Download Mẫu Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu 2024 của đảng viên dành cho CBCCVC?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền thưởng của đảng viên theo định kỳ có thể lên đến 1,5 lần lương cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu bầu cử Đại hội Chi bộ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
22 khẩu hiệu tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Đảng
Nguyễn Tuấn Kiệt
44 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỏi đáp về Đảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỏi đáp về Đảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào