Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào?

Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào? Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết TTHC không được thực hiện các hành vi nào theo NĐ 61?

Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông như sau:

(1) Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền.

(2) Việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất.

(3) Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền.

(4) Quá trình giải quyết thủ tục hành chính được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân.

(5) Không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.

(6) Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

(7) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào?

Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 61/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 107/2021/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện các hành vi sau đây:

- Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;

- Cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

- Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính;

- Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi;

- Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật;

- Trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không thông qua Bộ phận Một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

- Ứng xử, giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóa công sở;

- Yêu cầu cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu điện tử hoặc đã được số hóa có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật, được kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, trừ trường hợp sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra lại tính xác thực của thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được số hóa;

- Các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiện công vụ.

Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính không được thực hiện các hành vi nào theo Nghị định 61?

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính không được thực hiện các hành vi sau đây:

- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép hồ sơ, tài liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Cản trở việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;

- Dùng các thủ đoạn khác để lừa dối, hối lộ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

- Vu khống, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, mạo danh người khác để tố cáo sai sự thật, không có căn cứ, không có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Xúc phạm danh dự của cơ quan có thẩm quyền; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Nhận xét, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng, không trung thực, không đúng pháp luật, không đúng thực tế với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thủ tục hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức cá nhân được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để đối chiếu khi thực hiện thủ tục hành chính đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát TTHC, “TTHC” được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 76/NQ-CP cơ quan nào là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí dịch vụ công trực tuyến một phần trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Thông tư 01/2023/TT-VPCP quy định Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân gồm những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có những loại dịch vụ công trực tuyến nào trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết quả giải quyết TTHC được chuyển đổi từ bản giấy sang điện tử phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 45/2020/NĐ-CP thời gian cán bộ công chức viên chức phản hồi việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến chậm nhất là bao lâu sau khi công dân nộp hồ sơ lên hệ thống?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủ tục hành chính
Tạ Thị Thanh Thảo
658 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thủ tục hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào