Phân loại tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014?

Phân loại tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014? Các yếu tố mô tả tai nạn và thu thập dữ liệu?

Phân loại tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014?

Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014 (ISO 12353-1:2002) quy định phân loại và đưa ra các loại tai nạn:

3. Phân loại và đưa ra các loại tai nạn
3.1. Tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ
Biến cố không mong muốn xảy ra đối với ít nhất là một phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển dẫn đến thương tích cho người hoặc hư hỏng tài sản, hoặc cả hai.
3.2. Phân loại tai nạn
Sự phân loại các tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo một hệ thống phân loại được xác định trước.
CHÚ THÍCH: Không có sự phân loại chung và phổ biến hữu ích cho các loại tai nạn, Một vài hệ thống phân loại đã được chứng minh là có ích trong điều tra, phân tích tai nạn, ví dụ:
– phân loại tai nạn theo kiểu xe;
– phân loại tai nạn theo mức độ nghiêm trọng của thương tích;
– phân loại tai nạn theo mức độ nghiêm trọng của hư hỏng;
[...]

Như vậy, tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ được phân loại như sau:

- Phân loại tai nạn theo kiểu xe

- Phân loại tai nạn theo mức độ nghiêm trọng của thương tích

- Phân loại tai nạn theo mức độ nghiêm trọng của hư hỏng

- Phân loại tai nạn theo số lượng xe

- Phân loại tai nạn theo biến cố gây thiệt hại đầu tiên

- Phân loại tai nạn theo địa điểm

Phân loại tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014?

Phân loại tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014? (Hình từ Internet)

Các yếu tố mô tả tai nạn và thu thập dữ liệu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014 (ISO 12353-1:2002) quy định các yếu tố mô tả tai nạn và thu thập dữ liệu:

4. Các yếu tố mô tả tai nạn và thu thập dữ liệu
4.1. Điều tra tai nạn
Thu nhận thông tin có căn cứ về một tai nạn.
CHÚ THÍCH: Điều tra một tai nạn có thể bao gồm các yếu tố ở hiện trường, các yếu tố thu thập được từ quá khứ hoặc cả hai.
4.1.1. Điều tra ban đầu
Điều tra tai nạn được tiến hành bởi điều tra viên không có sự hiểu biết chuyên sâu.
4.1.2. Điều tra chuyên sâu
Điều tra tai nạn được tiến hành bởi điều tra viên có sự hiểu biết chuyên sâu.
CHÚ THÍCH: Điều tra sâu bao hàm một hoặc nhiều khía cạnh của tai nạn ở mức chi tiết hơn so với điều tra ban đầu.
4.1.3. Điều tra theo chuyên ngành
Điều tra tai nạn được tiến hành bởi một đội điều tra viên có sự hiểu biết sâu về nhiều chuyên ngành.
[...]

Như vậy, các yếu tố mô tả tai nạn và thu thập dữ liệu bao gồm:

[1] Điều tra tai nạn

- Điều tra ban đầu: Điều tra tai nạn được tiến hành bởi điều tra viên không có sự hiểu biết chuyên sâu.

- Điều tra chuyên sâu: Điều tra tai nạn được tiến hành bởi điều tra viên có sự hiểu biết chuyên sâu.

- Điều tra theo chuyên ngành: Điều tra tai nạn được tiến hành bởi một đội điều tra viên có sự hiểu biết sâu về nhiều chuyên ngành.

- Điều tra theo báo cáo: Điều tra tai nạn dựa trên các dữ liệu do người có liên quan đến tai nạn cung cấp.

- Điều tra trên hiện trường: Điều tra tai nạn được tiến hành ở hiện trường xảy ra tai nạn với mục đích thu thập thông tin ở hiện trường trước khi các chứng cớ (ví dụ các xe có liên quan) đã được đưa đi.

[2] Hiện trường tai nạn

- Địa điểm tai nạn

- Loại đường bộ

- Lề đường

- Dải giữa

- Đảo giao thông

- Đường dành cho xe đạp GB

- Đường dành cho đi bộ

- Bờ đường

- Chỗ qua đường dành cho người đi bộ

- Bản vẽ sơ đồ tuyến đường

- Biên dạng của đường

- Mặt cắt ngang của đường

- Đường cong ngang

- Đường cong thẳng đứng

- Tình trạng của đường

- Tình trạng về tầm nhìn rõ

- Điều khiển giao thông

- Giới hạn vận tốc

- Vật thể trên lề đường

- Vị trí dừng

- Dấu vết:

+ Dấu vết di chuyển

+ Dấu vết của vận tốc tới hạn

+ Dấu vết của lốp

[3] Phương tiện giao thông đường bộ

- Trụ gia cường

- Mảng gia cường dọc

- Xương dọc hai bên nóc xe

- Xà trên

- Thiết bị nguyên gốc

- Thiết bị được lắp thêm sau

- An toàn chủ động của xe

- An toàn bị động của xe

- Hệ thống ngăn giữ

- Mô tả hư hỏng bên ngoài

- Phân loại biến dạng do va chạm

- Phân loại biến dạng của xe tải

- Khoảng cách bao quanh

- Ép bẹp

- Biên dạng ép bẹp

- Dịch chuyển đầu mút xe

- Bề mặt ép bẹp trực tiếp

- Bề mặt ép bẹp gián tiếp

- Hư hỏng sau tai nạn

- Khối lượng va chạm (đập)

- Mô tả hư hỏng bên trong

- Chỉ số biến dạng bên trong của xe

- Sự lấn vào khoang hành khách

- Dịch chuyển của bộ phận bên trong

[4] Người tham gia giao thông

- Người đi xe

- Người đi bộ

- Loại người tham gia giao thông

- Đặc điểm của người tham gia giao thông

- Biểu hiện bề ngoài của người tham gia giao thông

- Thương tích

- Vùng thân thể

- Điều trị

- Mức khám nghiệm

- Di chứng của thương tích

- Di chứng không do thương tích

Từ ngày 01/01/2025, phương tiện giao thông đường bộ gồm các loại xe nào?

Căn cứ Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông trên đường bộ có trật tự, bảo đảm an toàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Phương tiện giao thông đường bộ là các loại xe, bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới), phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ), xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ là phương tiện giao thông đường bộ tham gia giao thông trên đường bộ.
4. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
[...]

Như vậy, phương tiện giao thông đường bộ là các loại xe, bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.

Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
TP HCM: Không giữ xe mô tô của học sinh khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có GPLX?
Hỏi đáp Pháp luật
Tín hiệu đèn và thứ tự các xe ưu tiên trong giao thông đường bộ từ năm 2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
05 tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ áp dụng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có những quyền hạn gì từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
07 hành vi không được làm trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
TOÀN VĂN Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
Phan Vũ Hiền Mai
29 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào