Thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 là khi nào?

Thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 là khi nào? Các hoạt động trong chương trình Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 gồm những gì?

Thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 là khi nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Kế hoạch tổ chức chương trình “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2024” Ban hành kèm theo Quyết định 2821/QĐ-BCT năm 2024 Tải về quy định như sau:

1. Thời gian:
- Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia: từ ngày 25 tháng 11 năm 2024 đến ngày 01 tháng 12 năm 2024.
- 60 giờ ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: từ 0 giờ thứ Sáu ngày 29 tháng 11 năm 2024 đến 12 giờ ngày 01 tháng 12 năm 2024.

Theo đó, thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 như sau:

- Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia: từ ngày 25/11/2024 đến ngày 01/12/2024.

- 60 giờ ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: từ 0 giờ thứ Sáu ngày 29/11/2024 đến 12 giờ ngày 01/12/2024.

Thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 là khi nào?

Thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 là khi nào? (Hình từ Internet)

Các hoạt động trong chương trình Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 gồm những gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 4 Mục 2 Kế hoạch tổ chức chương trình “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2024” Ban hành kèm theo Quyết định 2821/QĐ-BCT năm 2024 Tải về, thì các hoạt động trong chương trình Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 như sau:

- Triển khai "Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia" trong đó bao gồm: các hoạt động hội thảo trực tiếp và trực tuyến với chủ đề về thương mại điện tử và công nghệ số; các hoạt động tương tác cho người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến; các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, trải nghiệm đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

- Triển khai "60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2024" trên các hệ thống website, ứng dụng thuộc Chương trình, cung cấp mã mua sắm ưu đãi toàn quốc trên các nền tảng và các chương trình khuyến mãi sản phẩm hàng hóa/dịch vụ của các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thông qua thương mại điện tử.

- Tổ chức Không gian trải nghiệm, triển lãm sản phẩm chính hãng và giải pháp chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt tại thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm công nghệ số và các giải pháp thương mại điện tử để người dân trực tiếp tham gia trải nghiệm qua đó thúc đẩy kết nối thương mại điện tử theo vùng, tạo niềm tin với doanh nghiệp và người tiêu dùng về các sản phẩm, dịch vụ.

Tổ chức hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thương mại điện tử nhằm nâng cao tinh thần của doanh nghiệp, người tiêu dùng “bứt phá” dịp cuối năm ở mọi lĩnh vực, tạo ra sự gắn kết giữa tinh thần mạnh mẽ và tinh thần thép trong hoạt động kinh doanh, khuyến khích sự tham gia của tất cả các chủ thể trong giao dịch thương mại điện tử và truyền thống.

Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, thì các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử như sau:

[1] Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:

- Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

- Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;

- Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

- Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký theo các quy định của Nghị định này;

- Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;

- Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.

[2] Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:

- Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;

- Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;

- Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

- Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

[3] Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:

- Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;

- Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;

- Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

[4] Các vi phạm khác:

- Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương mại điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Sàn thương mại điện tử phải nộp thuế thay cho người bán hàng từ 1/4/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công Thương cảnh báo người dân thận trọng khi mua sắm trên sàn Temu?
Hỏi đáp Pháp luật
Temu là gì? Sàn Temu của nước nào? Thông tin trên Sàn Temu phải đảm bảo yêu cầu gì khi hoạt động tại VN?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đăng ký tài khoản mua hàng Temu trên web, app chi tiết, đơn giản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá bán trên sàn thương mại điện tử đã bao gồm thuế chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn khấu trừ thuế nộp thay cho nhà cung cấp nước ngoài hoạt động Thương mại điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí mua hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bán hàng Online có trách nhiệm gì trên sàn giao dịch thương mại điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Mạo danh thông tin doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương mại điện tử
Nguyễn Tuấn Kiệt
156 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào