Công văn 2220: 14 lĩnh vực trọng tâm định hướng sẽ thanh tra trong 2025?
Công văn 2220: 14 lĩnh vực trọng tâm định hướng sẽ thanh tra trong 2025?
Ngày 23/10/2024, Thanh tra Chính phủ có Công văn 2220/TTCP-KHTH về định hướng Chương trình thanh tra năm 2025, trong đó có nội dung định hướng chương trình thanh tra năm 2025 của Tổng cục Thuế.
Theo đó, định hướng chương trình thanh tra năm 2025 tại Công văn 2220/TTCP-KHTH năm 2024 tập trung 14 lĩnh vực trọng tâm như sau:
- Thanh tra công tác quản lý nhà nước và thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương dễ phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực; phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm;
- Thanh tra việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong lĩnh vực tài chính công;
- Thanh tra chấp hành chính sách, pháp luật tại các tổ chức tín dụng, tập trung vào những vấn đề dễ phát sinh rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, những vấn đề mà dư luận xã hội và các cơ quan quản lý quan tâm;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Tiếp tục thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ;
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai;
- Thanh tra việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến hoạt động địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng;
- Thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực dầu khí;
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
- Thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống thông thầu, mua bán thầu tại các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc;
- Thanh tra công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
- Thanh tra chuyên đề việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều.
Công văn 2220: 14 lĩnh vực trọng tâm định hướng sẽ thanh tra trong 2025? (Hình từ Internet)
Công tác bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra được thực hiện thế nào?
Tại Điều 53 Luật Thanh tra 2022 có quy định về công tác bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra. Theo đó:
- Hoạt động thanh tra thực hiện theo chế độ thủ trưởng. Thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Trưởng đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến về kết quả thanh tra của mình.
Mục đích hoạt động thanh tra là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Thanh tra 2022 có quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Mục đích hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, hoạt động thanh tra nhằm:
- Phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục;
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
- Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?