Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam?
Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam?
Căn cứ theo Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Nhân đạo, sẻ chia, tương thân, tương ái là một trong những giá trị văn hóa, đạo lý truyền thống của con người Việt Nam, thấm sâu trong các gia đình, dòng họ, xóm làng, cộng đồng xã hội từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tinh thần “Nhiễu Điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “thương người như thể thương thân” luôn là một sức mạnh to lớn trong nhân dân ta, đoàn kết, gắn bó để cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn, thiên tai. Những bản sắc tốt đẹp và nhân văn sâu sắc này được chúng ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh ngày nay.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, có vinh dự, tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt nền móng, sáng lập và chính Người là Chủ tịch danh dự đầu tiên, liên tục trong 23 năm (1946-1969). Người dạy cán bộ, hội viên của Hội: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp Phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Hơn 70 năm qua, Hội Chữ thập đỏ đã bám sát chức năng nhiệm vụ, tôn chỉ Mục đích, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao trong sự nghiệp nhân đạo cao cả, góp Phần tích cực cùng hệ thống chính trị thực hiện công tác bảo đảm an sinh xã hội và tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân.
Theo đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946.
Do đó, năm 2024 sẽ kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024
Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018, thì nguyên tắc tổ chức và hoạt động Hội Chữ thập đỏ Việt Nam như sau:
- Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động; tự nguyện, không vụ lợi; công khai, minh bạch, đúng Mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả; không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc; sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ; không được lợi dụng hoạt động Hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Hội là đại hội Hội cấp đó; quyết định theo đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
- Hội tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội, các Công ước Giơ-ne-vơ 1949, các Nghị định thư bổ sung năm 1977, các Điều ước quốc tế về nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 7 Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 5 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018, thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam như sau:
[1] Chức năng của Hội:
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ.
- Nghiên cứu, tham mưu cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
[2] Nhiệm vụ của Hội:
- Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản pháp luật có liên quan; phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
-) Vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo.
- Tham gia giám sát và phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến hoạt động nhân đạo.
- Tham mưu trình Chính phủ vận động, trợ giúp nhân dân nước khác khi thiên tai, thảm họa xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng; tham gia cứu trợ quốc tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác do Nhà nước giao.
[3] Quyền hạn của Hội:
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến nhân đạo.
- Tham gia thực hiện một số dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện xã hội các chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội; tiếp nhận tài trợ, tổ chức các hoạt động gây quỹ theo quy định của pháp luật; được cấp kinh phí hoạt động và kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Nhà nước giao.
- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?