Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về từ 01/01/2025, tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng cần đáp ứng là:
(1) Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT.
(2) Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chia theo 3 nhóm, cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe hạng A1, B1 và người điều khiển xe máy chuyên dùng;
- Nhóm 2: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng A và B;
- Nhóm 3: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, DIE, D2E và DE.
(3) Người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 01/01/2025 nếu có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hạng A1 sang giấy phép lái xe hạng A theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024: Áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe Nhóm 1 để khám sức khỏe.
(4) Việc khám sức khỏe đối với người khuyết tật đề nghị cấp giấy phép lái xe hạng A1 hoặc cấp giấy phép lái xe hạng B quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024: Áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT để khám sức khỏe nhưng không phải khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp.
Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng được thực hiện theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về quy trình khám sức khỏe như sau:
Điều 35. Quy trình khám sức khỏe
1. Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.
2. Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu theo quy định tại điểm a khoản này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư này;
c) Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
đ) Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe;
e) Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.
Như vậy, quy trình khám sức khỏe đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
- Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
- Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu theo quy định tại điểm a khoản này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT
- Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT
- Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
- Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe;
Bước 3: Cơ sở khám sức khỏe trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.
Chi phí khám sức khỏe dành cho người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về chi phí khám sức khỏe dành cho người điều khiển xe máy chuyên dùng như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám sức khỏe, theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp từ hai giấy khám sức khỏe trở lên, người được khám sức khỏe phải nộp thêm phí cấp giấy khám sức khỏe theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
- Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu phí từ hoạt động khám sức khỏe được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thông tư 36/2024/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?