Ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá?
- Ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá?
- Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm nào?
- Các biện pháp nào bình ổn giá?
Ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá?
Ngày 15/11/2024, Bộ Y tế ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT Tải về quy định sữa, thực phẩm chức năng và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa, thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Thông tư 33/2024/TT-BYT Tải về có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Tại Điều 3 Thông tư 33/2024/TT-BYT Tải về quy định sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá gồm các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sau đây:
- Tên sản phẩm (tên gọi chi tiết)
- Phân loại sản phẩm
- Dạng sản phẩm (dạng bào chế/ dạng dùng)
- Số giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc số tự công bố sản phẩm.
Ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá? (Hình từ Internet)
Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 33/2024/TT-BYT Tải về quy định sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá:
Điều 2. Sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá
1. Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm sau:
a) Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành;
b) Sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 06 tuổi nhưng không theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế hoặc Bộ quản lý ngành ban hành.
2. Thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm sau:
a) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
b) Thực phẩm dinh dưỡng y học (còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt);
c) Thực phẩm bổ sung;
d) Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (không chứa sữa).
Theo đó, sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm sau:
- Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành
- Sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 06 tuổi nhưng không theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế hoặc Bộ quản lý ngành ban hành.
Các biện pháp nào bình ổn giá?
Căn cứ Điều 19 Luật Giá 2023 quy định các biện pháp bình ổn giá:
Điều 19. Các biện pháp bình ổn giá
1. Các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
a) Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
b) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;
d) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
[...]
Như vậy, các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
[1] Điều hòa cung cầu bao gồm:
- Điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa
- Mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông
[2] Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật
[3] Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp theo quy định
[4] Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
[5] Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?