Chế độ báo cáo định kỳ gửi về cơ quan có thẩm quyền đối với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ từ 01/01/2025?
- Chế độ báo cáo định kỳ gửi về cơ quan có thẩm quyền đối với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ từ 01/01/2025?
- Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm không để xảy ra những hành vi nào?
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động thu phí đường bộ như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ gửi về cơ quan có thẩm quyền đối với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ từ 01/01/2025?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định về từ 01/01/2025, chế độ báo cáo định kỳ gửi về cơ quan có thẩm quyền đối với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ được thực hiện như sau:
(1) Tên báo cáo: báo cáo định kỳ về doanh thu tiền sử dụng đường bộ, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí và báo cáo định kỳ việc quản lý, sử dụng tài sản,
(2) Nội dung yêu cầu báo cáo: doanh thu tiền sử dụng đường bộ, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí; tình hình quản lý, sử dụng tài sản,
(3) Đối tượng thực hiện báo cáo: đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;
(4) Cơ quan nhận báo cáo: cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu,
(5) Phương thức gửi, nhận báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;
(6) Thời hạn gửi báo cáo:
- Báo cáo doanh thu tiền sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí:
+ Báo cáo hàng tháng trước ngày 10 của tháng tiếp theo;
+ Báo cáo năm trước ngày 28/02 của năm tiếp theo.
- Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: báo cáo năm trước ngày 10/01 của năm tiếp theo.
(7) Tần suất thực hiện báo cáo:
- Báo cáo doanh thu tiền sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí: Báo cáo định kỳ hàng tháng và hàng năm;
- Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: báo cáo định kỳ hàng năm.
(8) Thời gian chốt số liệu báo cáo:
- Báo cáo hàng tháng: từ ngày 01 đến hết tháng báo cáo;
- Báo cáo năm: từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm báo cáo.
(9) Mẫu biểu số liệu báo cáo:
- Báo cáo doanh thu tiền sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí;
- Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản.
(10) Ngoài các báo cáo định kỳ theo quy định, đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu,
(11) Đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo. Riêng báo cáo cả năm về doanh thu tiền sử dụng đường bộ phải có kiểm toán độc lập kiểm toán hoặc xác nhận của cơ quan thuế.
Chế độ báo cáo định kỳ gửi về cơ quan có thẩm quyền đối với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm không để xảy ra những hành vi nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 19 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định về nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm không để xảy ra những hành vi cụ thể như sau:
- Gian lận tiền thu tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu phí đường bộ
- Can thiệp vào hệ thống Back-End, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ;
- Sử dụng công nghệ hoặc các phương thức khác để truyền dữ liệu lên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ không đúng thực tế hoặc can thiệp vào phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ dẫn đến sai khác lưu lượng, doanh thu tại trạm thu phí;
- Sử dụng sai mục đích tiền trong tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động thu phí đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước như sau:
Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước
1. Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động trạm thu phí trên quốc lộ, đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tinh tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động trạm thu phí trên đường địa phương và các loại đường thuộc trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra hoạt động trạm thu phí.
Như vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động thu phí đường bộ như sau:
- Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động trạm thu phí trên quốc lộ, đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp tinh tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động trạm thu phí trên đường địa phương và các loại đường thuộc trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra hoạt động trạm thu phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?