Vùng Tây Nam Bộ gồm những tỉnh nào? Trụ sở Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ ở tỉnh thành nào?
Vùng Tây Nam Bộ gồm những tỉnh nào?
Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Theo đó, vùng Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh, thành phố sau: tỉnh Long An, tỉnh Bến Tre, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau, tỉnh Kiên Giang, tỉnh An Giang, tỉnh Trà Vinh.
Vùng Tây Nam Bộ gồm những tỉnh nào? Trụ sở Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ ở tỉnh thành nào? (Hình từ Internet)
Trụ sở Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ ở tỉnh thành nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 22/2004/QĐ-BTNMT quy định như sau:
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường về các nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi cục; xây dựng quy chế làm việc và điều hành mọi hoạt động của Chi cục.
Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
Cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ do Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường quyết định.
b) Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.
c) Trụ sở của Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ đóng tại thành phố Cần Thơ.
Như vậy, trụ sở Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ được đặt tại thành phố Cần Thơ.
Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 22/2004/QĐ-BTNMT, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ đó là:
- Tham gia xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường liên quan đến khu vực theo phân công của Cục Bảo vệ môi trường.
- Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan nhà nước về tài nguyên và môi trường của các địa phương trên địa bàn các tỉnh, thành phố được phân công quản lý; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn; tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường có tính liên vùng, liên tỉnh tại khu vực Tây Nam Bộ theo phân công của Cục Bảo vệ môi trường.
- Tổng hợp, lập báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc khu vực; thu thập và phát triển cơ sở dữ liệu về môi trường khu vực theo phân công của Cục Bảo vệ môi trường;
- Phối hợp thực hiện công tác bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, quản lý tổng hợp đới bờ và cải thiện ô nhiễm môi trường lưu vực sông; khu công nghiệp, đô thị và làng nghề.
- Điều tra, thống kê các nguồn thải, chất thải, chất thải nguy hại trên địa bàn khu vực Tây Nam Bộ theo phân công của Cục Bảo vệ môi trường.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo phân công của Cục Bảo vệ môi trường.
- Thực hiện công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường; tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, thông tin, tuyên truyền, hội nghị, hội thảo về bảo vệ môi trường theo phân công của Cục Bảo vệ môi trường.
- Tham gia nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo phân công của Cục Bảo vệ môi trường.
- Tư vấn, hướng dẫn về pháp luật, nghiệp vụ, kỹ thuật, công nghệ có liên quan đến môi trường; tham gia hướng dẫn, kiểm tra việc thu và sử dụng phí bảo vệ môi trường theo phân công của Cục Bảo vệ môi trường; hướng dẫn việc xây dựng, thực hiện các dự án vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các giấy phép khác về môi trường theo quy định của pháp luật trình Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và quy định của Cục Bảo vệ môi trường.
- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Chi cục; quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp, báo cáo Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?