Khái niệm thị trường việc làm? Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?
Khái niệm thị trường việc làm? Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?
(1) Khái niệm thị trường việc làm?
- Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thoả thuận về giả cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác.
- Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giả cả sức lao động.
Thị trường lao động có thể hoạt động hiệu quả khi các quyền tự do mua bán sức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và hệ thống các chính sách liên quan đến quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường.
(2) Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?
Thị trường việc làm là nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hoá việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như xác định mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định.
Thị trường việc làm kết nối cung – cầu lao động trên thị trường thông qua các phiên giao dịch việc làm, các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm, các thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng,... để cung cấp thông tin cụ thể về doanh nghiệp, nhu cầu, mức lương tuyển dụng, giúp người lao động có thông tin, tiếp cận được đến các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng để tìm kiếm được việc làm.
Theo đó, mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm như sau:
Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp người lao động tim được chỗ làm phù hợp, người sử dụng lao động tìm được người thích hợp, giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái cân bằng cung – cầu lao động.
Khái niệm thị trường việc làm? Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm? (Hình từ Internet)
Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập đúng không?
Theo Điều 6 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Tên của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có). Tên và biểu tượng của trung tâm dịch vụ việc làm đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tên của trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm “Trung tâm dịch vụ việc làm” kèm theo tên địa phương hoặc tên khác do cơ quan quyết định thành lập đề xuất;
b) Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của đơn vị khác đã được thành lập trước đó.
Theo đó, trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 7 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định trung tâm dịch vụ việc làm có các nhiệm vụ sau:
- Hoạt động tư vấn, gồm:
+ Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
+ Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyến; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
+ Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
+ Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
- Giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
+ Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
- Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
- Phân tích và dự báo thị trường lao động.
- Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013.
- Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thị trường lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?