Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ?
Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT quy định về đối tượng và chủ phương tiện phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:
Điều 2. Đối tượng và chủ phương tiện phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
1. Đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là phương tiện giao thông đường bộ lưu thông qua trạm thu phí của dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý (sau đây gọi tắt là phương tiện).
2. Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi tắt là chủ phương tiện) thuộc đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, trừ các trường hợp quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
Theo đó, đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là phương tiện giao thông đường bộ lưu thông qua trạm thu phí của dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý (sau đây gọi tắt là phương tiện).
Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi tắt là chủ phương tiện) thuộc đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, trừ các trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT
Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ? (Hình từ Internet)
Định giá dịch vụ sử dụng đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT, thì việc định giá dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:
[1] Giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ được định giá theo nguyên tắc và căn cứ sau:
- Nguyên tắc định giá:
+ Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
+ Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;
+ Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.
- Căn cứ định giá:
+ Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ;
+ Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
+ Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.
[2] Cục Đường bộ Việt Nam quyết định áp dụng phương pháp định giá theo quy định pháp luật về giá.
[3] Khi các yếu tố hình thành giá dịch vụ sử dụng đường bộ thay đổi ảnh hưởng đến giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức lựa chọn các Doanh nghiệp dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh (Doanh nghiệp dự án) lập phương án giá.
[4] Các doanh nghiệp dự án được lựa chọn lập phương án giá có trách nhiệm lập phương án giá theo quy định pháp luật về giá, báo cáo, giải trình về phương án giá, cung cấp các tài liệu, hồ sơ phương án giá theo yêu cầu của Cục Đường bộ Việt Nam và chịu trách nhiệm về phương án giá do mình lập.
[5] Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm thẩm định phương án giá, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành văn bản quy định mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ.
[6] Việc lập, thẩm định hồ sơ phương án giá, ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh giá thực hiện theo quy định pháp luật về giá.
Mức giá cụ thể cho một lần phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ là bào nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT quy định về nguyên tắc xác định mức giá cụ thể, mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:
Điều 6. Nguyên tắc xác định mức giá cụ thể, mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ
1. Mức giá cụ thể cho một lần phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ (sau đây gọi tắt là mức giá lượt) không cao hơn mức giá tối đa đối với từng loại phương tiện theo Quyết định ban hành mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Mức giá tháng là mức thu đối với một phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí trong thời hạn 30 ngày. Mức giá tháng được tính bằng 30 (ba mươi) lần mức giá quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mức giá quý là mức thu đối với một phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí trong thời hạn 90 ngày. Mức giá quý được tính bằng 3 (ba) lần mức giá tháng và chiết khấu 10%.
[...]
Theo đó, mức giá cụ thể cho một lần phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ (sau đây gọi tắt là mức giá lượt) không cao hơn mức giá tối đa đối với từng loại phương tiện theo Quyết định ban hành mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?