Kết nối viễn thông là gì? Nguyên tắc kết nối viễn thông theo quy định của Luật Viễn thông mới thế nào?
Kết nối viễn thông là gì?
Để hiểu kết nối viễn thông là gì thì căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Viễn thông 2023 giải thích một số từ ngữ như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
17. Mạng nội bộ là mạng viễn thông do tổ chức, cá nhân thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó được quyền sử dụng hợp pháp để phục vụ liên lạc nội bộ không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
18. Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức Internet và tài nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn thông.
19. Điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng là điểm đấu nối vật lý thuộc mạng viễn thông theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm việc đấu nối thiết bị đầu cuối vào mạng viễn thông và phân định ranh giới kinh tế, kỹ thuật giữa doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông.
20. Kết nối viễn thông là việc liên kết vật lý và lô gíc các mạng viễn thông, qua đó người sử dụng dịch vụ viễn thông của mạng này có thể liên lạc với người sử dụng hoặc truy nhập đến dịch vụ của mạng kia và ngược lại.
[...]
Theo đó, kết nối viễn thông là việc liên kết vật lý và lô gíc các mạng viễn thông, qua đó người sử dụng dịch vụ viễn thông của mạng này có thể liên lạc với người sử dụng hoặc truy nhập đến dịch vụ của mạng kia và ngược lại.
Kết nối viễn thông là gì? Nguyên tắc kết nối viễn thông theo quy định của Luật Viễn thông mới thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc kết nối viễn thông được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Luật Viễn thông 2023, nguyên tắc kết nối viễn thông được quy định cụ thể như sau:
(1) Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác; có nghĩa vụ cho doanh nghiệp viễn thông khác kết nối với mạng, dịch vụ viễn thông của mình.
(2) Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Thông qua thương lượng trên cơ sở bảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia;
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về kết nối viễn thông và an toàn, thống nhất của các mạng viễn thông;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Người sử dụng dịch vụ viễn thông, thuê bao viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì?
Tại Điều 15 Luật Viễn thông 2023 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông, thuê bao viễn thông, cụ thể như sau:
(1) Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền sau đây:
- Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá dịch vụ trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại về giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra.
(2) Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các nghĩa vụ sau đây:
- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình gửi, lưu giữ trên mạng viễn thông;
- Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.
(3) Thuê bao viễn thông có các quyền sau đây:
- Các quyền quy định tại khoản (1);
- Thiết kế, lắp đặt hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ trong phạm vi địa điểm mà mình sử dụng cho đến điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
(4) Thuê bao viễn thông có các nghĩa vụ sau đây:
- Các nghĩa vụ quy định tại khoản (2);
- Thực hiện quy định về quản lý tài nguyên viễn thông và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông;
- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của thuê bao viễn thông cho doanh nghiệp viễn thông khi giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Không sử dụng thông tin trên giấy tờ tùy thân của mình để thực hiện giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cho người khác, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật về viễn thông;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông;
- Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã và thiết bị đầu cuối của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì? Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
- Ngày 25 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương vào ngày này không?