Thời gian lập, phê duyệt báo cáo thu nội địa tháng là khi nào?

Thời gian lập, phê duyệt báo cáo thu nội địa tháng là khi nào? Trước khi lập báo cáo thu nội địa, cơ quan Thuế phải làm gì?

Thời gian lập, phê duyệt báo cáo thu nội địa tháng là khi nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Chế độ báo cáo thu nội địa ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-TCT 2024 quy định về lập báo cáo thu nội địa như sau:

Điều 8. Lập báo cáo thu nội địa
[...]
4. Thời gian lập, phê duyệt và hình thức gửi các báo cáo thu nội địa:
- Báo cáo nhanh: Cơ quan Thuế lập, tổng hợp và sử dụng theo nhu cầu quản lý của đơn vị.
- Báo cáo thu nội địa tháng: Cơ quan Thuế lập, tổng hợp và phê duyệt báo cáo tháng chậm nhất là ngày 10 tháng sau. Cục Thuế tổng hợp báo cáo toàn tỉnh chậm nhất là ngày 12 tháng sau. Báo cáo được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử tại đơn vị.
- Báo cáo thu nội địa năm: Cơ quan Thuế lập, tổng hợp và phê duyệt báo cáo năm chậm nhất là ngày 20 sau thời điểm khóa sổ kế toán năm. Cục Thuế tổng hợp báo cáo toàn tỉnh chậm nhất là ngày 25 sau thời điểm khóa sổ kế toán năm. Báo cáo được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử và giấy tại đơn vị.
5. Cơ quan Thuế cung cấp báo cáo thu nội địa theo yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Theo đó. Cơ quan Thuế lập, tổng hợp và phê duyệt báo cáo thu nội địa tháng chậm nhất là ngày 10 tháng sau.

Cục Thuế tổng hợp báo cáo toàn tỉnh chậm nhất là ngày 12 tháng sau.

Lưu ý, báo cáo được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử tại đơn vị.

Thời gian lập, phê duyệt báo cáo thu nội địa tháng là khi nào?

Thời gian lập, phê duyệt báo cáo thu nội địa tháng là khi nào? (Hình từ Internet)

Trước khi lập báo cáo thu nội địa, cơ quan Thuế phải làm gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Chế độ báo cáo thu nội địa ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-TCT 2024 quy định về lập báo cáo thu nội địa như sau:

Điều 8. Lập báo cáo thu nội địa
1. Trước khi lập báo cáo thu nội địa, cơ quan Thuế kiểm tra, rà soát tất cả các chứng từ nộp NSNN phát sinh trong kỳ, hạch toán đầy đủ vào hệ thống ứng dụng, đồng thời phối hợp với Kho bạc Nhà nước liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát, điều chỉnh số liệu thu, nộp NSNN theo quy định, đảm bảo số liệu khớp đúng với Kho bạc Nhà nước.
Đối với Cục Thuế tại địa phương có phát sinh số thu của Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn trên địa bàn quản lý, Cục Thuế địa phương chủ trì, Cục Thuế doanh nghiệp lớn phối hợp, căn cứ báo cáo thu nội địa theo địa bàn, báo thu NSNN của Kho bạc Nhà nước và chứng từ nộp NSNN để kiểm tra, đối soát toàn bộ số nộp NSNN của người nộp thuế do Cục Thuế doanh nghiệp lớn quản lý thu phát sinh trên địa bàn, đảm bảo số thu nội địa theo địa bàn khớp đúng với số liệu của Kho bạc Nhà nước.
[...]

Theo đó, trước khi lập báo cáo thu nội địa, cơ quan Thuế kiểm tra, rà soát tất cả các chứng từ nộp NSNN phát sinh trong kỳ, hạch toán đầy đủ vào hệ thống ứng dụng, đồng thời phối hợp với Kho bạc Nhà nước liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát, điều chỉnh số liệu thu, nộp NSNN theo quy định, đảm bảo số liệu khớp đúng với Kho bạc Nhà nước.

Thời điểm chốt số liệu để lập báo cáo thu nội địa tháng là ngày mấy?

Căn cứ theo khoản a Điều 5 Chế độ báo cáo thu nội địa ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-TCT 2024 quy định về chế độ báo cáo như sau:

Điều 5. Chế độ báo cáo
[...]
4. Thời điểm chốt số liệu để lập báo cáo thu nội địa:
a) Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa tháng là ngày 10 của tháng tiếp theo. Cơ quan thuế các cấp thực hiện lập và lưu báo cáo theo quy định tại Điều 8 Quyết định này.
b) Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa năm: Được chia làm 2 giai đoạn:
- Chốt số liệu tại thời điểm khóa sổ kế toán năm: ngày 31/3 năm sau.
- Chốt số liệu lần cuối cùng: trước thời hạn quyết toán Ngân sách địa phương theo quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành. Trường hợp sau thời điểm chốt số liệu lần cuối cùng vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh.

Theo đó, thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa tháng là ngày 10 của tháng tiếp theo.

Ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân sách nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Có được sử dụng dự phòng ngân sách năm hiện hành để chi khắc phục thiên tai, dịch bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 88/2024/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian lập, phê duyệt báo cáo thu nội địa tháng là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa năm là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước là gì? Quyền, nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện ngân sách nhà nước như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án phát triển sản xuất cộng đồng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu C2-05a Mẫu Giấy nộp trả kinh phí mới nhất theo Thông tư 19?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước có nằm trong nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã chương, loại khoản, tiểu mục nộp thuế cập nhật mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân sách nhà nước
Nguyễn Tuấn Kiệt
132 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào