Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa năm là khi nào?
Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa năm là khi nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 5 Chế độ báo cáo thu nội địa ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-TCT năm 2024 quy định về chế độ báo cáo như sau:
Điều 5. Chế độ báo cáo
1. Báo cáo nhanh: số liệu báo cáo được tổng hợp theo ngày, bao gồm số liệu thu NSNN trong ngày báo cáo, trong tháng báo cáo và lũy kế năm.
2. Báo cáo thu nội địa tháng: Số liệu báo cáo được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. Báo cáo tháng bao gồm số thu NSNN trong tháng và lũy kế đến tháng báo cáo.
3. Báo cáo năm: tổng hợp số thu NSNN trong năm báo cáo, bao gồm số thu NSNN trong thời gian từ ngày 1/1 đến 31/12 năm báo cáo và sau khi đã khoá sổ kế toán năm.
4. Thời điểm chốt số liệu để lập báo cáo thu nội địa:
a) Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa tháng là ngày 10 của tháng tiếp theo. Cơ quan thuế các cấp thực hiện lập và lưu báo cáo theo quy định tại Điều 8 Quyết định này.
b) Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa năm: Được chia làm 2 giai đoạn:
- Chốt số liệu tại thời điểm khóa sổ kế toán năm: ngày 31/3 năm sau.
- Chốt số liệu lần cuối cùng: trước thời hạn quyết toán Ngân sách địa phương theo quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành. Trường hợp sau thời điểm chốt số liệu lần cuối cùng vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh.
Theo đó, thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa năm: Được chia làm 2 giai đoạn như sau:
- Chốt số liệu tại thời điểm khóa sổ kế toán năm: ngày 31/3 năm sau.
- Chốt số liệu lần cuối cùng: trước thời hạn quyết toán Ngân sách địa phương theo quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.
Trường hợp sau thời điểm chốt số liệu lần cuối cùng vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh.
Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa năm là khi nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với báo cáo thu nội địa là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Chế độ báo cáo thu nội địa ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-TCT năm 2024, thì yêu cầu đối với báo cáo thu nội địa như sau:
[1] Báo cáo thu nội địa phải được lập theo đúng mẫu biếu quy định tại Quyết định 269/QĐ-TCT năm 2024, các chỉ tiêu trong báo cáo thu nội địa phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản thu về thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan Thuế quản lý thu và các khoản thu khác thuộc NSNN không do cơ quan Thuế quản lý thu phát sinh trên địa bàn.
Các chỉ tiêu tổng hợp trên báo cáo thu nội địa phải đảm bảo thống nhất với các quy định có liên quan về tổng hợp thu NSNN.
[2] Số liệu trên báo cáo phải phản ánh đầy đủ, chính xác số thu nội địa phát sinh theo kỳ báo cáo, đảm bảo khớp đúng với số liệu của Kho bạc Nhà nước về tổng số và chi tiết theo Mục lục NSNN.
[3] Cơ quan Thuế thực hiện chốt số liệu lập báo cáo, lập, tổng hợp và phê duyệt báo cáo theo đúng thời hạn quy định tại Quyết định này.
Trường hợp thời hạn chốt số liệu lập báo cáo, thời hạn lập, tổng hợp và phê duyệt báo cáo trùng ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn chốt số liệu lập báo cáo, thời hạn lập, tổng hợp và phê duyệt báo cáo được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.
Đồng tiền sử dụng trong báo cáo thu nội địa là gì đồng gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Chế độ báo cáo thu nội địa ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-TCT năm 2024 quy địnhn về đơn vị tiền tệ trong báo cáo thu nội địa như sau:
Điều 3. Đơn vị tiền tệ trong báo cáo thu nội địa
Đồng tiền sử dụng trong báo cáo thu nội địa là đồng Việt Nam.
Theo đó, đồng tiền sử dụng trong báo cáo thu nội địa là đồng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?