Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?

Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật? Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại có phải là hòa giải viên thương mại không?

Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 20. Tên của Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm hòa giải thương mại
1. Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại”, không trùng lặp, không gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hòa giải thương mại khác đã được cấp Giấy phép thành lập; không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trung tâm hòa giải thương mại có thể dùng tên viết tắt, tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài.
2. Tên của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “chi nhánh” và tên của Trung tâm hòa giải thương mại.
3. Tên của văn phòng đại diện Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “văn phòng đại diện” và tên của Trung tâm hòa giải thương mại.

Theo đó, cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại đúng luật cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Đặt tên bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại”, không trùng lặp, không gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hòa giải thương mại khác đã được cấp Giấy phép thành lập.

- Đặt tên không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Có thể dùng tên viết tắt, tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/14112024/trung-tam-hoa-giai-thuong-mai%20(1).jpg

Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại có phải là hòa giải viên thương mại không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 19. Trung tâm hòa giải thương mại
1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định của Nghị định này, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Trung tâm hòa giải thương mại được lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hòa giải thương mại do điều lệ của Trung tâm quy định. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại.

Theo quy định trên, Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại bắt buộc phải là hòa giải viên thương mại.

Hòa giải viên thương mại có được từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại
1. Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây:
a) Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
c) Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.

Như vậy, hòa giải viên thương mại được phép từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật về việc không được từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.

Hòa giải thương mại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hòa giải thương mại
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của Trung tâm hòa giải thương mại theo Thông tư 03?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hòa giải thương mại là gì? Các bên tranh chấp trong hòa giải thương mại có được quyền từ chối hòa giải không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức hòa giải thương mại được đặt tiêu chuẩn hòa giải viên cao hơn quy định pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hòa giải thương mại
Nguyễn Thị Kim Linh
23 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào