Xử lý nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam?

Xử lý nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?

Xử lý nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định xử lý nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam như sau:

[1] Hình thức xử lý: Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên vật liệu dư thừa được thực hiện theo các hình thức như sau:

- Bán tại thị trường Việt Nam.

- Xuất khẩu trả ra nước ngoài.

- Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.

- Biếu, tặng tại Việt Nam.

- Tiêu hủy tại Việt Nam.

[2] Thời hạn xử lý nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam: Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên vật liệu dư thừa.

- Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.

- Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.

[3] Thủ tục hải quan:

*Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên vật liệu dư thừa tại thị trường Việt Nam:

- Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

- Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

*Thủ tục xuất trả nguyên vật liệu dư thừa ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và khoản 21 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP.

Thủ tục xuất trả máy móc, thiết bị tạm nhập ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 50 Nghị định 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP.

*Thủ tục chuyển nguyên vật liệu dư thừa theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đối tác nhận, đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC

*Tiêu hủy nguyên vật liệu dư thừa tại Việt Nam:

- Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên vật liệu trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên vật liệu dư thừa trừ trường hợp nguyên vật liệu bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.

- Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.

Riêng đối với tiêu hủy nguyên vật liệu dư thừa của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.

Xem thêm: Xuất hóa đơn đối với hợp đồng gia công như thế nào?

Xử lý nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam?

Xử lý nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công được miễn thuế nhập khẩu khi nào?

Theo Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về miễn thuế như sau:

Điều 16. Miễn thuế
[...]
6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.
Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.
[...]

Như vậy, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu thì được miễn thuế nhập khẩu.

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 54 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu gồm:

- Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu.

- Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu.

- Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu.

- Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu.

- Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Hợp đồng gia công
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng gia công
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng gia công trong dân sự mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên nhận gia công được đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng gia công
Dương Thanh Trúc
378 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào