Cấp ủy cấp tỉnh là cơ quan gì? Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
Cấp ủy cấp tỉnh là cơ quan gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy định 10-QĐi/TW năm 2018 có quy định cụ thể như sau:
Điều 2. Chức năng của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh
1. Cấp ủy cấp tỉnh là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh, thành phố giữa hai kỳ Đại hội, có chức năng lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố; các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của Trung ương đối với địa phương.
[...]
Như vậy, cấp ủy cấp tỉnh là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh, thành phố giữa hai kỳ Đại hội, có chức năng:
- Lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố; các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Thực hiện đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của Trung ương đối với địa phương.
Cấp ủy cấp tỉnh là cơ quan gì? Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
Căn cứ Điều 3 Quy định 10-QĐi/TW năm 2018 quy định về trách nhiệm của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh như sau:
Điều 3. Trách nhiệm của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh
[....]
2. Ban thường vụ chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, đảng bộ và nhân dân trong tỉnh về thực hiện nhiệm vụ được giao và những quyết định của mình; báo cáo cấp ủy cấp tỉnh kết quả giải quyết công việc giữa hai kỳ hội nghị cấp ủy cấp tỉnh. Kịp thời báo cáo, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy cấp tỉnh những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh vượt quá thẩm quyền; đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.
Như vậy, Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, đảng bộ và nhân dân trong tỉnh về thực hiện nhiệm vụ được giao và những quyết định của mình.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cấp ủy cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Quy định 10-QĐi/TW năm 2018 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cấp ủy cấp tỉnh như sau:
(1) Lãnh đạo cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, các chủ trương, nghị quyết của Trung ương. Quyết định chương trình làm việc và chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa; quy chế làm việc của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh.
(2) Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết của cấp ủy cấp tỉnh.
Căn cứ nội dung, tính chất của từng lĩnh vực, cấp ủy cấp tỉnh ra nghị quyết hoặc kết luận để lãnh đạo. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm. Tổ chức triển khai thực hiện thí điểm các chủ trương, mô hình mới theo chỉ đạo của Trung ương.
(3) Định hướng hoặc quyết định theo thẩm quyền những vấn đề về xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận; đấu tranh với các quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng.
- Lãnh đạo thực hiện các quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp.
- Lãnh đạo việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh theo quy định, hướng dẫn của Trung ương.
- Căn cứ định hướng của Trung ương, xác định phương hướng chỉ đạo đại hội đảng bộ các cấp tại địa phương; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập đại hội đảng bộ cấp tỉnh, hội nghị giữa nhiệm kỳ (nếu có); thông qua dự thảo các văn kiện trình Đại hội; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự bầu vào cấp ủy, ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa mới của tỉnh, thành phố.
- Lãnh đạo toàn diện công tác cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị, bảo đảm đúng nguyên tắc, nội dung, quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của Trung ương.
Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhân sự giới thiệu ứng cử các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, thành phố.
Căn cứ quy định, hướng dẫn của Trung ương, thảo luận, quyết định số lượng ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra cấp ủy tỉnh. Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy tỉnh.
Xem xét, giới thiệu và đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh.
Giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu; tham gia ý kiến về nhân sự phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân trước khi ban thường vụ cấp ủy tỉnh quyết định giới thiệu để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu.
- Thực hiện tự phê bình và phê bình, chất vấn và lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Cho ý kiến về kết quả kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hàng năm của ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh. Lãnh đạo xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay.
- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên. Quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật, tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên, vấn đề đảng tịch theo Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương.
(4) Lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Định hướng đối với những vấn đề đặc biệt quan trọng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch dài hạn và trung hạn, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
Cho chủ trương những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm về kinh tế - xã hội, ngân sách, phát hành trái phiếu địa phương, quốc phòng, an ninh, các chương trình, dự án trọng điểm về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, kinh tế đối ngoại...; chủ trương đầu tư các dự án đặc biệt quan trọng của địa phương.
Cho ý kiến về quy hoạch, điều chỉnh địa giới hành chính hoặc thành lập, sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật. Xem xét, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách 6 tháng và hằng năm của tỉnh; định hướng phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
(5) Lãnh đạo công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện của nhân dân.
(6) Quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; xem xét, cho ý kiến về công tác tài chính đảng hằng năm và cuối nhiệm kỳ. Lãnh đạo hoạt động kinh tế đảng (nếu có).
(7) Xem xét, cho ý kiến về những công việc ban thường vụ cấp ủy đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị cấp ủy cấp tỉnh; quyết định những vấn đề quan trọng do ban thường vụ cấp ủy trình.
(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trung ương giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong trường hợp nào?
- Xây dựng một dự án chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã có lấy ý kiến của nhân dân không?
- Kỳ báo cáo của đại diện người sở hữu trái phiếu là khi nào theo Thông tư 76/2024?
- Giờ làm việc ngân hàng Vietinbank 2024 như thế nào?
- Chi phí quản lý chung cư theo mô hình thu hộ chi hộ thì có cần phải đóng thuế GTGT không?