Bài phát biểu mở màn ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 khu dân cư hay, ý nghĩa?
Bài phát biểu mở màn ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 khu dân cư hay, ý nghĩa?
Căn cứ Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định như sau:
Điều 11. Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo đó, ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày 18 tháng 11 hằng năm.
Có thể tham khảo Bài phát biểu mở màn ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 khu dân cư hay, ý nghĩa dưới đây:
Kính thưa quý vị đại biểu! Thưa toàn thể bà con! Hôm nay, tràn ngập niềm vui và tự hào, chúng ta cùng nhau kỷ niệm ... năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Tại khu dân cư ... thân yêu, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc chính là dịp để tất cả cùng chung tay ôn lại truyền thống hào hùng của Mặt trận, một tổ chức đã gắn liền với những trang sử vẻ vang của dân tộc. Giờ đây, chúng ta cùng nhau nhìn lại hành trình đầy ý nghĩa của ..... năm thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và ..... năm chung tay vì người nghèo. Đây là dịp để chúng ta tôn vinh những tập thể, gia đình, cá nhân tiêu biểu đã không ngừng nỗ lực, đóng góp tích cực, góp phần xây dựng cộng đồng ngày càng văn minh, giàu đẹp. Kính thưa quý vị đại biểu! Thưa toàn thể bà con! Đại đoàn kết là sợi dây liên kết bền chặt, là nguồn sức mạnh vô tận mà Đảng và Bác Hồ đã dày công vun đắp, nhằm huy động mọi nguồn lực của dân tộc. Trải qua gần một thế kỷ với những thăng trầm của lịch sử, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, từ Hội Phản đế đồng minh đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh. Mặt trận như một dòng sông lớn, không ngừng thu gom những dòng nhánh nhỏ, tạo thành một sức mạnh vô cùng to lớn, tập hợp, đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp nhân dân thành lực lượng cách mạng to lớn đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"." Kính thưa quí vị đại biểu! Thưa toàn thể bà con! Sau ... năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và .... năm chung tay vì “Ngày vì người nghèo”, khu dân cư của chúng ta đã ghi dấu những bước tiến đáng kể. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, từ vật chất đến tinh thần, tạo nên một cộng đồng đoàn kết, ấm áp. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của Ban công tác Mặt trận, các tổ trưởng dân phố và các chi hội, những hoạt động thiết thực đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng một khu dân cư văn minh, giàu tình người Đồng thời, tình hình an ninh trật tự cũng được đảm bảo tốt hơn nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhân dân trong phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Hình ảnh những con phố sạch đẹp, không rác, những khu dân cư yên bình, không tệ nạn xã hội ngày càng trở nên quen thuộc. Ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là các quy định về trật tự đô thị và an toàn giao thông, được nâng cao rõ rệt. Bên cạnh đó, các hoạt động vì cộng đồng như giảm nghèo, từ thiện, khuyến học, chăm sóc người già, người khuyết tật cũng được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Những tấm gương sáng về tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách đã lan tỏa rộng khắp, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, ấm áp. Tình làng nghĩa xóm ngày càng được củng cố, thể hiện qua những hành động thiết thực như giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, thăm hỏi động viên nhau khi ốm đau, mất mát. Ngay sau ngày hội, chúng ta sẽ tập trung vào các hoạt động thiết thực để hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến. Đồng thời, chúng ta tích cực tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ môi trường, hưởng ứng Năm văn hóa văn minh đô thị. Nhìn lại năm vừa qua ............., Khu dân cư đã đạt các chỉ tiêu trên giao như sau: ........... Kết quả cụ thể như sau: ............ Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa toàn thể bà con! Trong không khí tưng bừng của Ngày hội hôm nay, thay mặt Ban công tác Mặt trận, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng chúng ta. Thành quả hôm nay là kết tinh của sự đoàn kết, chung sức của toàn thể bà con. Xin trân trọng biểu dương những đóng góp tích cực của mỗi cá nhân, mỗi gia đình đã góp phần xây dựng một cộng đồng dân cư văn minh, giàu đẹp. |
* Bài phát biểu mở màn ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 khu dân cư hay, ý nghĩa chỉ mang tính chất tham khảo.
Bài phát biểu mở màn ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 khu dân cư hay, ý nghĩa? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm vào Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, những trường hợp người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương gồm các nghĩ lễ trong năm bao gồm:
- Tết Dương lịch.
- Tết Âm lịch.
- Ngày Chiến thắng.
- Ngày Quốc tế lao động.
- Quốc khánh.
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) không phải là ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động. Do đó, người lao động vẫn phải đi làm nếu có lịch làm việc.
Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày 18 tháng 11) có phải ngày lễ lớn của nước ta không?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?