ASEM là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam gia nhập ASEM năm nào?
ASEM là tên viết tắt của tổ chức nào?
Căn cứ theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định 09/1998/QĐ-VPCP có quy định một số tên viết tắt của các tổ chức quốc tế thường gặp như sau:
Viết tắt | Tên đầy đủ tiếng Anh | Tên đầy đủ tiếng Việt |
ADB | Asian Development Bank | Ngân hàng Phát triển Châu Á |
AFTA | ASEAN Free Trade Area | Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN |
AIA | ASEAN Investment Area | Khu vực Đầu tư ASEAN |
AICO | ASEAN Industrial Cooperation (scheme) | Chương trình Hợp tác công nghiệp ASEAN |
AIPO | ASEAN Inter-parliamentary Organization | Tổ chức Liên minh Nghị viện ASEAN |
AIT | Asian Institure of Technology | Viện Kỹ thuật châu Á |
AMEX | American Stock Exchange | Sở Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ |
AMM/ PMC | ASEAN Ministerial Meeting/ Post Ministerial Conference | Hội nghị Bộ trưởng ASEAN/Hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng |
APEC | Asia Pacific Economic Cooperation | Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình dương |
ARF | ASEAN Regional Forum | Diễn đàn Khu vực ASEAN |
ASC | Asean Standing Committee | Ủy ban Thường trực ASEAN |
ASEAN | Association of Southeast Asian Nations | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á |
ASEM | Asia-Europe Meeting | Hội nghị Á – Âu |
Theo đó, ASEM (hay Asia-Europe Meeting) là tên viết tắt của Hội nghị Á - Âu.
ASEM là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam gia nhập ASEM năm nào? (Hình từ Internet)
Việt Nam gia nhập ASEM năm nào?
Căn cứ theo tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục 1 Phần 1 Đề án Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 3434/QĐ-UBND năm 2017 tỉnh Sóc Trăng quy định như sau:
I. Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng
1. Tổng quan quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chung của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là bộ phận quan trọng trong công cuộc đổi mới và cải cách ở Việt Nam. Quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chính thức vào năm 1986. Đến năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, tham gia Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) năm 1996 và gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ cùng ký Hiệp định thương mại song phương (BTA), đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. Trong giai đoạn 2000-2006, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc hướng tới hội nhập kinh tế. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu bước hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới.
[...]
Như vậy, Việt Nam gia nhập ASEM (Hội nghị Á - Âu) vào năm 1996.
Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thuộc Bộ Công thương thực hiện nhiệm vụ gì trong ASEM và các tổ chức quốc tế khác?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 847/QĐ-BCT năm 2013, nhiệm vụ của Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thuộc Bộ Công thương trong ASEM và các tổ chức quốc tế khác đó là:
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chủ trương, cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế trong khuôn khổ WTO, APEC, ASEM và các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế khác để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo sự phân công của Bộ.
- Tổng hợp, xây dựng và trình Bộ trưởng hoặc Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ phê duyệt phương án tổ chức đàm phán, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương hoặc khu vực về thương mại và các tổ chức quốc tế khác theo phân công của Bộ.
- Giúp Bộ thực hiện đại diện lợi ích thương mại của Việt Nam, đề xuất phương án và tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ có liên quan đến kinh tế - thương mại của Việt Nam tại WTO, APEC, ASEM và tại các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Bộ.
- Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách trong nước liên quan đến các cam kết về kinh tế - thương mại của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, APEC, ASEM và các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế theo sự phân công của Bộ.
- Chủ trì hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp về kinh tế - thương mại trong khuôn khổ WTO theo phân công của Bộ.
- Chủ trì hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Giúp Bộ trưởng đảm nhận vai trò Trưởng SOM của Việt Nam trong APEC; Trưởng SOMTI của Việt Nam trong ASEM theo sự phân công của Bộ.
- Tiếp nhận và tổ chức quản lý, điều phối các khoản hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế theo sự phân công của Bộ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?