Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Ngày 08/11/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1352/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030 đó là:

- Mục tiêu tổng quát:

+ Gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên;

+ Quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm;

+ Xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Mở rộng, nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 07, mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha;

+ Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển tiếp 13 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có, cấp giấy chứng nhận 09 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; chuyển tiếp 03 hành lang đa dạng sinh học hiện có, hình thành 07 hành lang đa dạng sinh học; hình thành 10 vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia;

+ Hình thành hệ thống khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng gồm 22 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 2 triệu ha, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha.

Xem thêm: Những giấy tờ gì có trong hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước?

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/12112024/quy-hoach-bao-ton-da-dang-sinh-hoc.jpg

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050? (Hình từ Internet)

Nội dung định hướng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030 gồm những gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 6 Mục 2 Quyết định 1352/QĐ-TTg năm 2024, nội dung định hướng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030 bao gồm:

- Chuyển tiếp 15 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 01, mở rộng 04 khu bảo tồn) với tổng diện tích khoảng 0,5 triệu ha; thành lập mới 06 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha.

- Nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên.

- Hình thành 02 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha.

- Hình thành 01 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,2 triệu ha.

- Hình thành 02 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,01 triệu ha.

Vùng Tây Nguyên phấn đấu đến năm 2030 có bao nhiêu % xã đạt chuẩn nông thôn mới?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 3 Mục 2 Quyết định 377/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:

II. QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
[...]
3. Mục tiêu phát triển
[...]
b) Mục tiêu cụ thể
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt từ 7 - 7,5%.
+ Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD.
+ Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 29% trong GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 27%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp khoảng 6%; đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP khoảng 39%; tỷ trọng kinh tế số khoảng 25 - 30% GRDP.
+ Tỷ lệ đô thị hoá đạt từ 37% - 41%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 85%, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao khoảng 50%.
- Về xã hội:
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 30%.
+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì giảm 1,0 - 1,5%/năm.
+ Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.
+ Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia với giáo dục mầm non khoảng 60%; tiểu học khoảng 65%, trung học cơ sở khoảng 75% và trung học phổ thông khoảng 60%.
+ Số giường bệnh/vạn dân đạt 32 giường; số bác sỹ/vạn dân đạt 11 bác sỹ. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90%.
[...]

Như vậy, vùng Tây Nguyên phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 85% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao khoảng 50%.

Đa dạng sinh học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đa dạng sinh học
Hỏi đáp Pháp luật
Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 03 Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của Nghị định 59?
Hỏi đáp Pháp luật
04 chính sách bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của Nhà nước?
Hỏi đáp pháp luật
Nuôi hươu sao thì khai báo tại đâu?
Hỏi đáp pháp luật
Bảo tồn chuyển chỗ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đa dạng sinh học
Nguyễn Thị Kim Linh
116 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào