Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 của tổ chức tín dụng nước ngoài là khi nào?
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 của tổ chức tín dụng nước ngoài là khi nào?
Căn cứ theo điểm d, điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 8 Thông tư 16/2018/TT-BTC quy định như sau:
Điều 8. Nội dung báo cáo, mẫu biểu báo cáo, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, nơi nhận báo cáo
[...]
4. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Thời hạn gửi báo cáo kế hoạch tài chính năm theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP.
b) Thời hạn gửi báo cáo tháng: chậm nhất là ngày 10 của tháng kế tiếp.
c) Thời hạn gửi báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu của quý kế tiếp.
d) Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán chậm nhất là 180 ngày đối với tổ chức tín dụng nước ngoài và 90 ngày đối với các tổ chức tín dụng khác kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
đ) Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập (báo cáo kiểm toán): ngay sau khi kết thúc kiểm toán.
e) Nếu ngày cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
[...]
Theo đó, năm tài chính 2024 được tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01/2024 và kết thúc vào ngày 31/12/2024.
Do đó, hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 của tổ chức tín dụng nước ngoài chưa kiểm toán chậm nhất là ngày 30/06/2025.
Còn hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 của tổ chức tín dụng nước ngoài đã được kiểm toán kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập (báo cáo kiểm toán) là ngay sau khi kết thúc kiểm toán.
Lưu ý: Nếu ngày cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 của tổ chức tín dụng nước ngoài là khi nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng nước ngoài tạm ngừng giao dịch bao lâu thì phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều 37. Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;
d) Nội dung, thời hạn hoạt động;
đ) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, người mua, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục xin chấp thuận đối với nội dung quy định tại điểm này.
Trường hợp mua, bán, nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 29 và khoản 2 Điều 78 của Luật này; thành viên góp vốn phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này;
e) Tạm ngừng giao dịch từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng;
g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
[...]
Theo đó, tổ chức tín dụng nước ngoài nếu tạm ngừng giao dịch từ 05 ngày làm việc trở lên thì bắt buộc phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, ngoại trừ trường hợp tạm ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức tín dụng nước ngoài có được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều 132. Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài
Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được phép thành lập văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên lãnh thổ Việt Nam. Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng chỉ được phép thành lập một văn phòng đại diện.
Theo quy định này, tổ chức tín dụng nước ngoài có hoạt động ngân hàng thì được phép thành lập văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức tín dụng nước ngoài có hoạt động ngân hàng chỉ được phép thành lập 01 văn phòng đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?