NVQS 2025: Cân nặng bao nhiêu kg không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào? NVQS 2025: Cân nặng bao nhiêu kg không phải đi nghĩa vụ quân sự? Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 cần đáp ứng như thế nào?

Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau:

Điều 40. Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
[...]
4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
[...]

Căn cứ theo Hướng dẫn 4705/HD-BQP năm 2024 quy định như sau:

Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015; Quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2025; cụ thể, năm 2025 tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ (sau đây gọi chung là tuyển quân) một đợt; thời gian giao nhận quân từ ngày 13 đến hết ngày 15 tháng 02 năm 2025 (từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
[...]

Như vậy, lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025 được quy định cụ thể như sau:

- Lịch khám nghĩa vụ quân sự 2025: Từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

- Lịch giao nhận quân nghĩa vụ quân sự 2025: Từ ngày 13 đến hết ngày 15/02/2025 (từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

NVQS 2025: Cân nặng bao nhiêu kg không phải đi nghĩa vụ quân sự?

NVQS 2025: Cân nặng bao nhiêu kg không phải đi nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)

NVQS 2025: Cân nặng bao nhiêu kg không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe như sau:

Điều 5. Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe
1. Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực thực hiện theo quy định, tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
[...]

Căn cứ tại Mục 1 Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực, bệnh, tật và các vấn đề sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn phân loại theo thể lực như sau:

Phân loại sức khỏe theo thể lực, bệnh, tật và các vấn đề sức khỏe

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về phương pháp phân loại sức khỏe như sau:

Điều 6. Phương pháp phân loại sức khỏe
[...]
2. Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
a) Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Theo đó, chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng. Chỉ số này được tính bằng công thức như sau:

BMI = Cân nặng (kg) / {Chiều cao (m)}2

Như vậy, từ bảng phân loại tiêu chuẩn thể lực và phương pháp phân loại sức khỏe trên, cân nặng không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 như sau:

- Công dân nam, nếu có chiều cao dưới 1m57 và cân nặng dưới 43 kg thì sẽ không đủ tiêu chuẩn để đi nghĩa vụ quân sự, do không đạt tiêu chuẩn sức khỏe từ loại 3 trở lên.

- Công dân nữ nếu muốn tham gia nghĩa vụ quân sự mà có chiều cao dưới 1m50 và cân nặng dưới 42 kg, thì cũng sẽ không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia.

Lưu ý: Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định như sau:

- Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”).

Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;

- Trường hợp nghi ngờ chưa cho điểm hoặc chưa kết luận được, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gửi công dân tới khám chuyên khoa tại cơ sở y tế khác để có kết luận chính xác. Thời gian tối đa 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

- Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến cơ sở y tế để điều trị;

- Trường hợp công dân mắc bệnh tật chưa được phân loại theo Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, thì Hội đồng khám sức khỏe đánh giá đầy đủ, toàn diện chức năng cơ quan bị bệnh tật, mức độ ảnh hưởng đến khả năng luyện tập quân sự, lao động, sinh hoạt, tiên lượng mức độ tiến triển bệnh, tật để kết luận phân loại sức khỏe.

Xem thêm: Vừa cận vừa loạn thì có đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 cần đáp ứng như thế nào?

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe như sau:

Điều 4. Tiêu chuẩn sức khỏe
1. Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
a) Tiêu chuẩn chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
[...]

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định như sau:

Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân
[...]
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
[...]

Căn cứ theo Điều 14 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:

Điều 14. Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục 1 Danh mục các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định 10 bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:

TT

TÊN BỆNH

MÃ BỆNH ICD10

1

Tâm thần

F20 đến F29

2

Động kinh

G40

3

Bệnh Parkinson

G20

4

Mù một mắt

H54.4

5

Điếc

H90

6

Di chứng do lao xương khớp

B90.2

7

Di chứng do phong

B92

8

Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)

C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47

9

Người nhiễm HIV

B20 đến B24; Z21

10

Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng


Như vậy, tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 cần đáp ứng cụ thể như sau:

(1) Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5 Thông tư 105/2023/TT-BQP, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;

Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.

(2) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

(3) 10 bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:

- Tâm thần

- Động kinh

- Bệnh Parkinson

- Mù một mắt

- Điếc

- Di chứng do lao xương khớp

- Di chứng do phong

- Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)

- Người nhiễm HIV

- Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghĩa vụ quân sự
Lê Nguyễn Minh Thy
1,301 lượt xem
Nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghĩa vụ quân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Thông tư 105?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm tra sức khỏe cho những người đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu là bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Hồ Chí Minh có chỉ thị gọi công dân nhập ngũ, ưu tiên tuyển con em cán bộ, có năng khiếu thể dục thể thao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đã tốt nghiệp đại học đi làm rồi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
NVQS 2025: Mẫu đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự dành cho người đang đi học? Hướng dẫn cách xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghĩa vụ quân sự 2025 đi mấy năm? Thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng Trạm Y tế xã có được làm Thư ký Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào