Chỉ số IIP là chỉ số gì? Tái cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn đến năm 2030 tăng chỉ số IIP bình quân bao nhiêu % mỗi năm?
- Chỉ số IIP là chỉ số gì? Tái cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn đến năm 2030 tăng chỉ số IIP bình quân bao nhiêu % mỗi năm?
- Vùng đồng bằng sông Hồng cần tập trung phát triển ngành công nghiệp nào theo Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030?
- Mục tiêu thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 là gì?
Chỉ số IIP là chỉ số gì? Tái cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn đến năm 2030 tăng chỉ số IIP bình quân bao nhiêu % mỗi năm?
Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 1 Mục 3 Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
III. NHIỆM VỤ
1. Về tái cơ cấu ngành công nghiệp
a) Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế thương mại để tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 8,5 - 9%/năm.
Tập trung phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp. Chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xanh hóa các ngành công nghiệp, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên và năng lượng trong các ngành công nghiệp.
[...]
Theo đó, chỉ số IIP là chỉ số sản xuất công nghiệp.
Ngoài ra, tái cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn năm 2021 - 2030 phấn đấu chỉ số IIP tăng bình quân 8,5 - 9% mỗi năm.
Chỉ số IIP là chỉ số gì? Tái cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn đến năm 2030 tăng chỉ số IIP bình quân bao nhiêu % mỗi năm? (Hình từ Internet)
Vùng đồng bằng sông Hồng cần tập trung phát triển ngành công nghiệp nào theo Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030?
Căn cứ theo tiết c Tiểu mục 1 Mục 3 Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
III. NHIỆM VỤ
1. Về tái cơ cấu ngành công nghiệp
[...]
c) Cơ cấu lại không gian phát triển công nghiệp của các vùng, địa phương đảm bảo tính chuyên môn hóa cao, phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng, địa phương về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực. Tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tạo lập không gian phát triển mới đối với các ngành công nghiệp và tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu.
[...]
- Cơ cấu lại các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng bền vững, sinh thái gắn với hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp có tính đến lợi thế so sánh của từng địa bàn, vùng theo hướng tăng cường hỗ trợ và kết nối các chuỗi cung ứng trong nước nhằm thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả hơn. Cụ thể:
+ Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Phát huy các lợi thế về tài nguyên khoáng sản và phát triển hiệu quả các cơ sở khai thác gắn với chế biến sâu các loại khoáng sản. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất phân bón và hóa chất.
+ Vùng đồng bằng sông Hồng: Tập trung phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp điện tử, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ.
[...]
Như vậy, về tái cơ cấu ngành công nghiệp, vùng đồng bằng sông Hồng cần tập trung phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp điện tử, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ.
Mục tiêu thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 là gì?
Căn cứ theo Mục 2 Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023, mục tiêu thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đó là:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành.
+ Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững.
+ Phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030.
+ Đảm bảo cân đối cung cầu về năng lượng với tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP giảm 1 - 1,5%/năm.
+ Duy trì thặng dư cán cân thương mại với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu và tăng bình quân khoảng 6 - 8%/năm.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 13,0 - 13,5%/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?