Ngành công nghiệp Halal là gì? Ngành Halal Việt Nam là gì? Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có mấy cấp?
Ngành công nghiệp Halal là gì? Ngành Halal Việt Nam là gì? Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có mấy cấp?
Ngành công nghiệp Halal (gọi tắt là ngành Halal) là tổng thể các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo từ thực phẩm và đồ uống Halal, dược phẩm Halal, mỹ phẩm Halal, thời trang và nghệ thuật, kinh tế số Hồi giáo, y tế và chăm sóc sức khỏe, du lịch thân thiện với người Hồi giáo, chuỗi cung ứng, vận tải cho đến hậu cần Halal, tài chính Hồi giáo.
Có thể nói, ngành Halal Việt Nam là một phần của ngành công nghiệp Halal toàn cầu, tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn Halal cho người tiêu dùng Hồi giáo.
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có 5 cấp, cụ thể:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U.
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng.
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng.
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng.
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Ngành công nghiệp Halal là gì? Ngành Halal Việt Nam là gì? Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có mấy cấp? (Hình từ Internet)
Phương hướng xây dựng khu kinh tế như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, phương hướng xây dựng khu kinh tế được quy định như sau:
- Phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế là một nội dung của quy hoạch vùng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 Luật Quy hoạch 2017.
- Nội dung phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm:
+ Mục tiêu, định hướng, phương hướng phân bổ không gian, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế của vùng trong kỳ quy hoạch;
+ Dự kiến tổng diện tích, loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc vùng; xác định các khu kinh tế có vai trò quan trọng, có tính động lực đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Lập Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện gì?
Theo quy định khoản 4 Điều 5 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, lập Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Địa điểm dự kiến thành lập khu kinh tế thuộc khu vực có tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước để thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, sản xuất, kinh doanh; gắn với cảng hàng không quốc tế hoặc cảng biển loại I trở lên trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế ven biển; có cửa khẩu quốc tế theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế cửa khẩu; có khả năng kết nối thuận lợi với các trục hành lang kinh tế khu vực và quốc tế, tiếp cận dễ dàng với các thị trường quốc tế, phát triển thành trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đổi mới sáng tạo quy mô lớn, thúc đẩy tiềm năng đặc biệt của vùng trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế chuyên biệt;
- Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên đối với khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu, từ 5.000 ha trở lên đối với khu kinh tế chuyên biệt và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế.
- Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Không tác động tiêu cực đến di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên; phù hợp với bố trí quốc phòng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Phù hợp với phương hướng xây dựng khu kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?