BIDV là ngân hàng gì? Ngân hàng BIDV cho vay vốn dưới hình thức nào?
BIDV là ngân hàng gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2011 quy định như sau:
Điều 1. Phê duyệt Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với nội dung chính sau:
1. Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam
- Tên viết tắt: BIDV
- Trụ sở chính: 35 Hàng Vôi, tháp BIDV, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
[...]
Theo đó, BIDV (tên viết tắt của Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam) chính là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
BIDV là ngân hàng gì? Ngân hàng BIDV cho vay vốn dưới hình thức nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng BIDV cho vay vốn dưới hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-HĐQT năm 2022 quy định như sau:
Điều 7. Hoạt động tín dụng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước:
1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:
a) Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
b) Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
c) Cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết.
2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh như sau:
[...]
Theo quy định tại Điều lệ này, Ngân hàng BIDV cho vay vốn dưới các hình thức dưới đây:
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
- Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
- Cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết.
Ngân hàng BIDV có được từ chối yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng không?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 7 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-HĐQT năm 2022, khi thực hiện hoạt động tín dụng, Ngân hàng BIDV có các quyền sau:
Điều 7. Hoạt động tín dụng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước:
[...]
5. Khi thực hiện hoạt động tín dụng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có các quyền:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự; chứng minh phương án kinh doanh/dự án đầu tư/phương án phục vụ đời sống khả thi, thực trạng và khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh; các tài liệu, chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay và các tài liệu khác trước khi quyết định cấp tín dụng.
b) Từ chối yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng nếu thấy không đủ thủ tục, điều kiện để cấp tín dụng, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật.
c) Chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng đã ký với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
d) Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, tài sản của người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
đ) Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng cấp tín dụng và người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
e) Miễn, giảm lãi suất cho vay, chiết khấu, lãi suất cho thuê tài chính, phí ngân hàng; gia hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
g) Cơ cấu lại nợ và áp dụng các biện pháp để xử lý nợ xấu nhằm tận thu nợ theo quy định của pháp luật.
h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước về cấp tín dụng.
Như vậy, Ngân hàng BIDV có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng khi thấy không đủ thủ tục, điều kiện để cấp tín dụng, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả và không phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?