06 kỹ năng sống cần cho sự phát triển về sức khỏe của vị thành niên?
06 kỹ năng sống cần cho sự phát triển về sức khỏe của vị thành niên?
Ngày 04/11/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 3261/QĐ-BYT về tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên”.
Theo đó, tại Mục 1 Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên ban hành kèm theo Quyết định 3261/QĐ-BYT năm 2024, Bộ Y tế đã nêu 06 kỹ năng sống cần cho sự phát triển về sức khỏe của vị thành niên bao gồm:
(1) Kỹ năng xác định giá trị:
Là khả năng xác định đức tính, niềm tin, thái độ, chính kiến nào đó của mình là quan trọng và giúp minh hành động theo định hướng đó.
(2) Kỹ năng ra quyết định:
Là khả năng một cá nhân tự đưa ra được quyết định cho mình dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin và ý thức được kết quả hoặc hậu quả từ quyết định của mình. Trong một số tình huống, thường có nhiều lựa chọn và mỗi người phải chọn ra một quyết định đồng thời phải ý thức được các khả năng, hậu quả có thể xảy ra từ quyết định đó. Do vậy, điều quan trọng là mỗi cá nhân cần nhận thức được các kết quả cũng như hậu quả trước khi đưa ra quyết định cuối cùng tối ưu nhất.
(3) Kỹ năng kiên định:
Là khả năng tự nhận biết được điều mình muốn hoặc không muốn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, đồng thời giữ vững được nhận định đó dù có những điều kiện khác tác động tới.
(4) Kỹ năng đặt mục tiêu:
Là khả năng tự xác định những gì mà mỗi cá nhân muốn thực hiện, muốn đạt
Một mục tiêu đặt ra cần phải được thể hiện bằng những từ ngữ cụ thể. Mục tiêu đó cần phải trả lời bằng những câu hỏi sau:
+ Ai sẽ thực hiện? Thực hiện khi nào?
+ Thực hiện cái gì? Thực hiện bằng cách nào?
(5) Kỹ năng giao tiếp:
Là khả năng mà VTN, TN có thể sử dụng trong giao tiếp hàng ngày để có thể diễn đạt mong muốn, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, đồng thời hiểu được quan điểm, thái độ và mong muốn của người khác.
Kỹ năng giao tiếp là tổng hợp của nhiều kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng từ chối... Các kỹ năng này giúp cho VTN, TN biết cách thiết lập và phát triển các mối quan hệ.
(6) Kỹ năng từ chối:
Là khả năng nói “không" với một đề nghị hoặc lời mời của người khác làm một việc mà mình không muốn làm; Đặc biệt là đề nghị tham gia thực hiện những hành vi nguy cơ cho sức khỏe. Nhiều VTN, TN không dám từ chối vì sợ bạn bè hoặc bạn tình, người khác không hài lòng. VTN, TN cần được hỗ trợ kỹ năng từ chối để tránh tham gia vào những hành vi nguy cơ cho sức khỏe mà vẫn giữ được mối quan hệ với bạn bè và bạn tỉnh, người xung quanh.
06 kỹ năng sống cần cho sự phát triển về sức khỏe của vị thành niên? (Hình từ Internet)
Lứa tuổi vị thành niên tại Việt Nam được chia làm mấy giai đoạn?
Theo tài liệu chuyên môn Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên ban hành kèm theo Quyết định 3261/QĐ-BYT năm 2024 có nêu cụ thể:
- Tuổi vị thành niên là thời kỳ phát triển đặc biệt, xảy ra đồng thời nhiều biến đổi nhanh chóng cả về cơ thể cũng như biến đổi tâm sinh lý và các mối quan hệ xã hội. Người cung cấp dịch vụ cần hiểu rõ về các đặc điểm tâm sinh lý và những thay đổi trong độ tuổi này thì mới có thể tiếp cận, tư vấn và cung cấp dịch vụ được cho vị thành niên một cách phù hợp, thân thiện và hiệu quả.
- Lứa tuổi vị thành niên tại Việt Nam được coi là từ 10 đến 18 tuổi và chia ra 3 giai đoạn:
+ Vị thành niên sớm: từ 10 đến 13 tuổi
+ Vị thành niên giữa: từ 14 đến 16 tuổi
+ Vị thành niên muộn: từ 17 đến 18 tuổi
Ba giai đoạn phân chia này chỉ có tính tương đối, có thể khác nhau ở từng vị thành niên.
Như vậy, lứa tuổi vị thành niên tại Việt Nam được coi là từ 10 đến 18 tuổi và chia ra 3 giai đoạn:
+ Vị thành niên sớm: từ 10 đến 13 tuổi
+ Vị thành niên giữa: từ 14 đến 16 tuổi
+ Vị thành niên muộn: từ 17 đến 18 tuổi
Lưu ý: Ba giai đoạn phân chia này chỉ có tính tương đối, có thể khác nhau ở từng vị thành niên.
Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo đó, người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên được xác định như sau:
Đối với người chưa đủ sáu tuổi thì khi giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trừ trường hợp giao dịch dân sự này phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?