Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý năm 2024?
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý năm 2024?
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa là một loại thỏa thuận giữa hai bên (bên mua và bên bán), nhằm quy định các điều khoản cơ bản, nguyên tắc chung về việc mua bán hàng hóa trong tương lai.
Các đặc điểm chính của hợp đồng nguyên tắc:
- Đưa ra các điều khoản chung, khung pháp lý để điều chỉnh các giao dịch mua bán hàng hóa về sau.
- Các điều khoản chính: Thường bao gồm quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức giao dịch, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, phương thức thanh toán, bảo hành, giải quyết tranh chấp, thời hạn hiệu lực của hợp đồng, và trách nhiệm khi có vi phạm hợp đồng.
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa là nền tảng quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng cho các giao dịch trong tương lai, đặc biệt là khi các bên có ý định hợp tác lâu dài và liên tục trong việc mua bán hàng hóa.
Dưới đây là hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý năm 2024:
Tải về Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý năm 2024
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý năm 2024? (Hình từ Internet)
Chi nhánh có được thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa không?
Căn cứ Điều 19 Luật Thương mại 2005 quy định quyền của chi nhánh:
Điều 19. Quyền của Chi nhánh
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
4. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, chi nhánh có quyền thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Mục 2 Chương 2 Luật Thương mại 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân như sau:
[1] Quyền và nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
[2] Quyền và nghĩa vụ về địa điểm giao hàng
[3] Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển
[4] Quyền và nghĩa vụ đối với thời hạn giao hàng
[5] Quyền và nghĩa vụ về việc giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận
[6] Quyền và nghĩa vụ đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
[7] Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
[8] Quyền và nghĩa vụ khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng
[9] Quyền và nghĩa vụ đối với việc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá
[10] Quyền và nghĩa vụ trong việc giao thừa hàng
[12] Quyền và nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
[13] Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá
[14] Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá
[15] Quyền và nghĩa vụ yêu cầu thông báo
[16] Nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
[17] Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá
[18] Quyền và nghĩa vụ đối với việc thanh toán
[19] Quyền và nghĩa vụ trong việc ngừng thanh toán tiền mua hàng
[20] Quyền và nghĩa vụ khi xác định giá
[21] Quyền và nghĩa vụ khi xác định giá theo trọng lượng
[22] Quyền và nghĩa vụ về địa điểm thanh toán
[23] Quyền và nghĩa vụ đối với thời hạn thanh toán
[24] Quyền và nghĩa vụ khi nhận hàng
[25] Quyền và nghĩa vụ khi chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
[26] Quyền và nghĩa vụ khi chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
[27] Quyền và nghĩa vụ khi chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
[28] Quyền và nghĩa vụ khi chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
[29] Quyền và nghĩa vụ khi chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
[30] Quyền và nghĩa vụ đối với thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?