Thủ tục cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ Quỹ từ thiện, quỹ xã hội từ ngày 10/12/2024?
Thủ tục cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ từ thiện được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 93/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 136/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ như sau:
Điều 20. Thủ tục, hồ sơ công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung của quỹ; cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
[...]
2. Cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
a) Khi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ bị mất, rách, nát, quỹ có đơn đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại. Trường hợp bị mất thì phải gửi kèm theo xác nhận của cơ quan công an; trường hợp bị rách, nát thì phải gửi kèm theo giấy phép bị rách, nát.
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan cấp phép thành lập quỹ cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trong đó ghi rõ số lần cấp lại và số giấy phép thành lập đã được cấp trước đây, nếu không cấp lại phải nêu rõ lý do.”
Theo đó, nếu giấy phép thành lập và công nhận điều lệ của quỹ từ thiện bị mất, rách, nát thì quỹ từ thiện có thể làm đơn đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại.
Trường hợp bị mất thì phải gửi kèm theo xác nhận của cơ quan công an; trường hợp bị rách, nát thì phải gửi kèm theo giấy phép bị rách, nát.
Sau đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan cấp phép thành lập quỹ cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trong đó ghi rõ số lần cấp lại và số giấy phép thành lập đã được cấp trước đây.
Thủ tục cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ Quỹ từ thiện, quỹ xã hội từ ngày 10/12/2024? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ từ thiện?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 136/2024/NĐ-CP quy định:
Điều 18. Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cấp lại giấy phép thành lập; công nhận sửa đổi, bổ sung điều lệ; mở rộng phạm vi hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:
a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cấp lại giấy phép thành lập; công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung; thu hồi giấy phép thành lập:
a) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi cấp huyện, xã.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cấp lại giấy phép thành lập; công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện, xã; trừ trường hợp quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản thành lập.
[…]
Theo đó, căn cứ vào phạm vi hoạt động của quỹ từ thiện mà các chủ thể sẽ có thẩm quyền cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ bao gồm:
+ Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Từ ngày 10/12/2024, trình tự công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung của quỹ từ thiện được quy như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 93/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 136/2024/NĐ-CP có quy định:
Điều 20. Thủ tục, hồ sơ công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung của quỹ; cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
1. Thủ tục, hồ sơ công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung của quỹ:
a) Trong quá trình hoạt động, quỹ thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quỹ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung quỹ; Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ nêu rõ lý do về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ; Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung.
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và ý kiến của các cơ quan liên quan về việc xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên, trong quá trình hoạt động, quỹ thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì quỹ từ thiện có thể gửi 01 bộ hồ sơ để đề nghị công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung của quỹ gồm:
+ Đơn đề nghị công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung quỹ;
+ Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ nêu rõ lý do về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ;
+ Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, quỹ từ thiện gửi hồ sơ này cho cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và ý kiến của các cơ quan liên quan về việc xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định cho phép thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ từ thiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?