Phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
Phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng phần trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy nhiệm theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;
- Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện 6 tháng một lần.
Chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện của năm đó.
Lưu ý: Kinh phí hỗ trợ tiền đóng cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 11. Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
[...]
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
a) Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
4. Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
b) Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.
c) Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Điều 17 của Nghị định này.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng 4;
- Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng 4.
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện:
Điều 22. Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
d) Bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đối với trường hợp chết do tai nạn lao động;
đ) Biên bản điều tra tai nạn lao động;
e) Đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người lao động hoặc thân nhân người bị nạn đối với trưởng hợp tai nạn lao động chết người theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
2. Trường hợp kết quả giám định lại làm tăng mức suy giảm khả năng lao động được quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này, Hồ sơ đề nghị bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
c) Đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
Như vậy, hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
- Bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đối với trường hợp chết do tai nạn lao động;
- Biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người lao động hoặc thân nhân người bị nạn đối với trưởng hợp tai nạn lao động chết người theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP
- Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?