Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Ngày 04/11/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1325/QĐ-TTg năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ theo tiết c Tiểu mục 1 Mục 2 Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1325/QĐ-TTg năm 2024, một trong các nhóm nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đó là tập trung cây dựng và phát triển hệ thống đô thị, trong đó:

- Nâng cao chất lượng đô thị, bảo đảm hiện đại, thông minh và kết nối với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới; thực hiện đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tỉnh; thực hiện hiệu quả mô hình thành phố trực thuộc thành phố; phát triển các khu kinh tế gắn với các đô thị trọng điểm và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực đô thị động lực.

Nghiên cứu chuyển đổi chức năng các khu công nghiệp, khu chế xuất khi hết thời hạn sử dụng đất, không phù hợp với quy hoạch. Tập trung xây dựng nhà ở để bảo đảm điều kiện sống cho người lao động có thu nhập thấp và lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang vành đai 3, vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng.

Phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á. Hạn chế phát triển thêm các khu công nghiệp tại các khu vực đô thị trung tâm của vùng.

Phát triển các tổ hợp quy mô lớn về công nghiệp - dịch vụ - đô thị tại thành phố mới Phú Mỹ, thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành và khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ tỉnh Bình Dương/

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị, đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á, châu Á/

- Hình thành các vùng đô thị trong đó:

(1) Tiểu vùng trung tâm gồm các đô thị: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai); đô thị Bình Dương trên cơ sở cụm các đô thị gồm các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát và đô thị Bàu Bàng.

(2) Tiểu vùng ven biển gồm các đô thị: Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh);

(3) Tiểu vùng phía Bắc gồm các đô thị: Đồng Xoài, Chơn Thành (tỉnh Bình Phước); Trảng Bảng (tỉnh Tây Ninh).

Xem thêm: Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định 1281/QĐ-TTg năm 2024

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/06112024/dong-nam-bo.jpg

Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050? (Hình từ Internet)

Vùng Đông Nam Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định như sau:

Điều 3. Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
[...]

Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh.

Dự án quan trọng nào cần ưu tiên thực hiện của vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1325/QĐ-TTg năm 2024, các dự án quan trọng cần ưu tiên thực hiện của vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm:

+ Ưu tiên cao nhất cho việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật có tính kết nối liên vùng, liên tỉnh, gồm: hệ thống giao thông kết nối; phát triển nguồn điện, lưới điện; hạ tầng thủy lợi, cấp, thoát nước, phòng chống thiên tai; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các khu vực động lực đã được xác định trong quy hoạch vùng.

+ Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các dự án hạ tầng xã hội cấp vùng mang tính lan tỏa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo an sinh xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn vùng.

Quy hoạch vùng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy hoạch vùng
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước lập quy hoạch vùng gồm những gì? Quy định về đánh giá môi trường chiến lược trong lập quy hoạch như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy hoạch vùng
Nguyễn Thị Kim Linh
83 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào