Người lao động được ứng tiền lương tối đa bao nhiêu tháng?
Người lao động được ứng tiền lương tối đa bao nhiêu tháng?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:
Điều 97. Kỳ hạn trả lương
[...]
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Căn cứ quy định Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
Điều 101. Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Căn cứ quy định khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
[...]
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
Như vậy, mức tiền lương tạm ứng và thời gian tạm ứng lương tối đa của người lao động trong từng trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp ứng lương theo thỏa thuận:
+ Điều kiện ứng lương, mức tiền lương tạm ứng và thời gian tạm ứng lương do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau.
+ Người sử dụng lao động không được tính lãi đối với số tiền lương mà người lao động tạm ứng theo thỏa thuận.
- Trường hợp trong thời gian tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên:
Pháp luật buộc người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
- Trường hợp ứng lương trong thời gian nghỉ hằng năm:
Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
- Trường hợp hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán nhưng công việc phải làm trong nhiều tháng:
+ Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên;
+ Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Người lao động được ứng tiền lương tối đa bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)
Người lao động tạm ứng tiền lương có bị tính lãi không?
Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
Điều 101. Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Theo đó, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
Người sử dụng lao động có thể từ chối cho người lao động tạm ứng tiền lương không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
[...]
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Như vậy, theo quy định của pháp luật lao động thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải cho người lao động tạm ứng tiền lương, trừ 04 trường hợp sau:
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán (khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019);
- Người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân (khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019);
- Khi nghỉ hằng năm; (khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019);
- Người lao động bị tạm thời đình chỉ công việc (Điều 128 Bộ luật Lao động 2019) .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?