Những trường hợp nào khi chuyển giao công nghệ phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước?
Những trường hợp nào khi chuyển giao công nghệ phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước?
Căn cứ Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định đăng ký chuyển giao công nghệ:
Điều 31. Đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này.
[...]
Theo quy định trên, khi chuyển giao công nghệ thuộc một trong các trường hợp sau thì phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ:
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam
- Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài
- Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Lưu ý: Trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ
Những trường hợp nào khi chuyển giao công nghệ phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước? (Hình từ Internet)
Danh mục công nghệ cấm chuyển giao mới nhất năm 2024?
Căn cứ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định danh mục công nghệ cấm chuyển giao mới nhất năm 2024 như sau:
[1] Công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam
- Công nghệ điều chế chất ma túy.
- Công nghệ nhân bản vô tính phôi người.
- Công nghệ in, sắp chữ bằng bản chì.
- Công nghệ sản xuất pin bằng phương pháp hồ điện dịch.
- Công nghệ điện phân dùng điện cực thủy ngân.
- Công nghệ sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng quy mô nhỏ.
- Công nghệ sản xuất sơn chống hà sử dụng thủy ngân.
- Công nghệ sản xuất điện thoại công nghệ PHS.
- Công nghệ DECT sử dụng tần số không phù hợp với quy hoạch tần số của Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất modem tương tự và dial-up, ADSL.
- Công nghệ thông tin di động CDMA 2000-1X.
- Công nghệ sản xuất tivi, máy tính cá nhân sử dụng tia điện tử để tạo hình ảnh theo công nghệ analog.
- Công nghệ vô hiệu hóa chức năng an toàn thông tin hoặc tấn công/xâm nhập hệ thống thông tin trừ trường hợp phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh.
- Công nghệ phá sóng, chèn sóng vô tuyến điện (trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh).
- Công nghệ chặn thu, giải mã các hệ thống thông tin (trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh).
- Công nghệ vô hiệu hóa các thiết bị ghi âm, ghi hình, đo, đếm, tính tải trọng, tốc độ phương tiện giao thông, trừ trường hợp phục vụ nhu cầu an ninh.
- Công nghệ vô hiệu hóa thiết bị đo, đếm, tính lượng điện năng sử dụng.
- Công nghệ vô hiệu hóa thiết bị tính thời gian sử dụng điện thoại.
- Công nghệ sản xuất động cơ 2 kỳ dùng cho xe cơ giới.
- Công nghệ sản xuất xe ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 3 và không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
- Công nghệ động cơ điện sức kéo dùng điện 1 chiều đối với đầu máy toa xe đường sắt.
- Công nghệ sử dụng mạch điện đường ray đối với hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu trên đường sắt đô thị.
- Công nghệ có hệ thống cung cấp điện sức kéo cấp điện áp 3kV một chiều đối với đường sắt.
- Công nghệ sản xuất các sản phẩm hóa nổ bằng phương pháp thủ công.
- Công nghệ sản xuất các loại vũ khí, khí tài, vật liệu nổ các loại trừ vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị kỹ thuật quốc phòng, an ninh (trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh).
- Công nghệ chế tạo công cụ hỗ trợ, phương tiện, phần mềm có khả năng vô hiệu hóa các thiết bị phát hiện việc truy cập, đánh cắp dữ liệu mạng máy tính điện tử (trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu an ninh, quốc phòng, an ninh).
- Công nghệ vô hiệu hóa thiết bị kiểm tra, phát hiện vũ khí, vật liệu nổ, ma túy và đồ vật nguy hiểm khác (trừ trường hợp chuyển giao phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh).
- Công nghệ tuyển, luyện kim, tinh chế kim loại, sản xuất vật liệu sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, gây ô nhiễm môi trường.
- Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng.
- Công nghệ sản xuất xi măng lò quay bằng phương pháp ướt.
- Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng Amiăng Amfibole (Amiăng nâu và xanh).
- Công nghệ sản xuất xi măng lò quay có công suất lò nung nhỏ hơn 4.000 tấn clanhke/ngày.
- Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng, lò vòng cải tiến (kiểu lò Hoffman) sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí).
- Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp đốt một cấp hoặc công nghệ đốt chất thải không có hệ thống xử lý khí thải.
- Công nghệ xử lý chất thải nguy hại chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại bằng công nghệ một buồng và hai buồng có nhiệt độ khói buồng 2 thấp hơn 1200°C.
- Công nghệ sử dụng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt có quy mô công suất nhỏ hơn 300 kg/h.
- Công nghệ sản xuất keo gỗ và chất phụ gia có hại cho sức khỏe và môi trường Urea-Formaldehyde, keo Phenol-Formaldehyde, sản phẩm có hàm lượng Formaldehyde tự do vượt quá giới hạn (Formaldehyde class > E2).
- Công nghệ nhân giống cây trồng, gây trồng, sử dụng các loài sinh vật ngoại lai (động vật, thực vật và vi sinh vật) thuộc danh mục các loài ngoại lai xâm hại.
- Công nghệ sử dụng các loài sinh vật phi bản địa bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại.
- Công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK theo phương pháp thủ công (chảo quay, trộn thô).
- Công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa chất độc hại cho sức khỏe và môi trường Pentachlorophenol (PCP), Dichloro Diphenyl Trichloroethane (DDT).
- Công nghệ sản xuất axit sulfuric bằng phương pháp tiếp xúc đơn, hấp thụ đơn.
- Công nghệ sử dụng chất CFC và HCFC.
- Công nghệ sử dụng các hợp chất hữu cơ khó phân hủy POPs.
- Công nghệ sử dụng thủy ngân nằm trong công ước hạn chế thủy ngân Minamata.
- Công nghệ thi công nền mặt đường sử dụng các hóa chất, phụ gia độc hại ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Công nghệ cấm chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
[2] Công nghệ chuyển giao từ Việt nam ra nước ngoài
- Công nghệ cấm chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước.
Mẫu đơn đăng ký chuyển giao công nghệ mới nhất năm 2024?
Căn cứ Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định mẫu đơn đăng ký chuyển giao công nghệ:
Tải về Mẫu đơn đăng ký chuyển giao công nghệ mới nhất năm 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?