Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan gồm các hoạt động nào?
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan gồm các hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Luật Hải quan 2014 quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan như sau:
Điều 17. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.
3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Như vậy, quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc:
- Thu thập, xử lý thông tin hải quan;
- Xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan gồm các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 81/2019/TT-BTC, thì việc quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
- Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Hải quan thông qua ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho đơn vị hải quan các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
- Việc đánh giá tuân thủ pháp luật và phân loại mức độ rủi ro được thực hiện tự động, chính xác trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Thông tư 81/2019/TT-BTC
- Việc quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, lựa chọn kiểm tra sau thông quan, thanh tra hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro, thông tin quản lý rủi ro có trên hệ thống thông tin hải quan và thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm quyết định, lựa chọn.
- Cơ quan hải quan tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát những rủi ro cao, trung bình và áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các rủi ro thấp.
- Trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo nội dung quy định tại Thông tư này, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan.
- Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp, công chức hải quan được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
Có những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 81/2019/TT-BTC, thì các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm:
[1] Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro.
[2] Quản lý, đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan.
[3] Phân tích đánh giá rủi ro.
[4] Quản lý, xây dựng, cập nhật, áp dụng tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật, tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan và tiêu chí phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
[5] Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
[6] Các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro khác gồm:
- Xây dựng, quản lý Danh mục hàng hóa rủi ro;
- Xây dựng, quản lý Hồ sơ rủi ro;
- Xác lập hồ sơ, quản lý Doanh nghiệp trọng điểm;
- Đo lường tuân thủ pháp luật hải quan trong các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
- Quản lý Kế hoạch kiểm soát rủi ro; Chuyên đề kiểm soát rủi ro; Phân tích sau khi phát hiện, xử lý vụ việc buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại điển hình để dự báo xu hướng và cảnh báo rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?