Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Bình Dương giáp với tỉnh nào?
Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Bình Dương giáp với tỉnh nào?
Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 790/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
Phạm vi ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích địa giới hành chính của tỉnh Bình Dương với tổng diện tích tự nhiên 2.694,64km2, bao gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện (05 thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát và 04 huyện: Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên).
Ranh giới hành chính tỉnh Bình Dương có tọa độ địa lý nằm từ 10052’-11030' vĩ độ Bắc và 106020'-106057' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước; phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.
Như vậy, tính đến tháng 11/2024, tỉnh Bình Dương có 05 thành phố (gồm các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát) và 04 huyện (gồm các huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên).
Ngoài ra, tỉnh Bình Dương giáp với những tỉnh dưới đây:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.
- Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.
Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Bình Dương giáp với tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2030 tỷ trọng kinh tế số đạt bao nhiêu % GRDP?
Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 790/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN, CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN
[...]
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030
[...]
b) Mục tiêu cụ thể
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm, GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 15.800USD;
+ Cơ cấu kinh tế năm 2030: ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 64%; ngành dịch vụ chiếm 28%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6%;
+ Tỷ lệ đô thị hóa 88-90%;
+ Tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP.
- Về xã hội:
+ Dân số đến năm 2030 đạt 4,04 triệu người (trong đó dân số chính thức 3,48 triệu người; dân số quy đổi 0,56 triệu người);
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 87%, trong đó có bằng cấp là 40%;
+ Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 80%;
+ Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 19 bác sĩ; đạt 35 giường/10.000 dân;
+ Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 95%;
+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới dưới 1,0%.
- Về tài nguyên và môi trường:
+ Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị đạt 99% và tại nông thôn đạt 95%;
+ Chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%;
[...]
Theo đó, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2030 tỷ trọng kinh tế số phấn đấu đạt 30% GRDP.
Tỉnh Bình Dương phấn đấu đến năm 2030 có bao nhiêu đô thị đạt tiêu chí đô thị loại 1?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 4 Quyết định 790/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:
IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU VỰC NÔNG THÔN
1. Phương án quy hoạch hệ thống đô thị
- Đến năm 2030, có 03 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I (thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An); 02 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại II (thành phố Tân Uyên, thành phố Bến Cát); 01 đô thị đạt tiêu chí thị xã - đô thị loại IV (huyện Bàu Bàng); 03 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (thị trấn Tân Thành - huyện Bắc Tân Uyên; thị trấn Phước Vĩnh - huyện Phú Giáo; thị trấn Dầu Tiếng - huyện Dầu Tiếng); thành lập mới một số đô thị thuộc huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo và Dầu Tiếng, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 88-90%.
- Gắn kết hài hòa phát triển giữa đô thị và nông thôn, thúc đẩy liên kết vùng. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, phát triển các đô thị đồng bộ về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở, chất lượng sống của người dân, thân thiện với môi trường.
- Phát triển không gian đô thị Bình Dương gắn với vùng đô thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình vùng đô thị với khung cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại:
+ Khu vực phía Nam gồm: khu vực Dĩ An - Thuận An chuyển đổi thành các trung tâm dịch vụ cấp Vùng về thương mại và dịch vụ logistics; khu vực Thủ Dầu Một phát triển hoàn thiện thành trung tâm dịch vụ hỗ trợ và đổi mới sáng tạo; khu vực Bến Cát - Tân Uyên phát triển hoàn thiện mô hình đô thị công nghiệp - dịch vụ hiện đại;
+ Khu vực phía Bắc (Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên) phát triển theo mô hình đô thị công nghiệp sinh thái có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mạng lưới dịch vụ hoàn thiện, hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.
Theo quy định này, tỉnh Bình Dương phấn đấu đến năm 2030 có 03 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại 1 gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?