Danh mục chất thải nguy hại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706:2009?

Danh mục chất thải nguy hại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706:2009? Cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại khi đáp ứng điều kiện gì?

Danh mục chất thải nguy hại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706:2009?

Danh mục chất thải nguy hại được quy định tại Phụ lục A theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706:2009, chi tiết như sau:

Xem toàn bộ Danh mục chất thải nguy hại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706:2009: Tại đây

Danh mục chất thải nguy hại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706:2009?

Danh mục chất thải nguy hại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706:2009? (Hình từ Internet)

Thời gian lưu giữ chất thải nguy hại tối đa là bao lâu kể từ thời điểm phát sinh?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Trách nhiệm chính của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:
1. Phân định, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại:
a) Tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định lượng chất thải nguy hại phải khai báo và quản lý;
b) Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh. Trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu trên do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ.
2. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định tại các Phụ lục III, IV và V ban hành kèm theo Nghị định này có phát sinh chất thải nguy hại với tổng khối lượng từ 1.200 kg/năm trở lên hoặc từ 100 kg/tháng trở lên trong quá trình vận hành thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Tự xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh hoặc ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý nguy hại phù hợp.
[...]

Như vậy, chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh.

Lưu ý: Trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu trên do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ.

Cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại khi đáp ứng điều kiện gì?

Tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về xử lý chất thải nguy hại như sau:

Điều 70. Xử lý chất thải nguy hại
1. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép môi trường trong đó có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 19 Điều 168 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.
3. Cơ sở y tế có phát sinh chất thải y tế nguy hại tự xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh trong khuôn viên cơ sở khi đáp ứng yêu cầu tại khoản 2 Điều này.
[....]

Như vậy, khi cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;

- Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

- Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
07 yếu tố chọn bình chứa mẫu nước thải sinh hoạt theo TCVN 5999:1995?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị giới hạn các thông số và hàm lượng các chất có trong nước thải đô thị theo TCXD 188:1996?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp xác định hàm lượng thuốc trừ sâu trong nước thải theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4583:1988?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với việc sử dụng nước thải và cồn lắng như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5298:1995?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp thử các chỉ tiêu và yêu cầu của xe đạp hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3831:1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp những dịch vụ gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10429:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật đối với chức năng an toàn của xe có chế độ chủ động lái xe theo TCVN13060:2020?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm tã (bỉm) giấy trẻ em, sử dụng một lần theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584 : 2014 về Tã (bỉm) trẻ em?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích và nguyên tắc về triệu hồi sản phẩm tiêu dùng - hướng dẫn người cung ứng là gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10579:2014?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Thị Hiền
139 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào