Người chuyển đổi giới tính có được kết hôn?
Người chuyển đổi giới tính có được kết hôn không?
Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng giới tính với nhau.
Đồng thời, một trong những điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là được thực hiện bởi 1 người nam và 1 người nữ.
Để được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân, việc kết hôn phải được thực hiện giữa hai người nam và nữ đồng thời phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi người chuyển đổi giới tính có được kết hôn không?
Vấn đề này phải dẫn chiếu đến Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Theo đó, giới tính trên giấy tờ pháp lý của người chuyển đổi giới tính như căn cước công dân, hộ chiếu,... sẽ phải thay đổi phù hợp với giới tính sau khi chuyển đổi.
Như vậy, sau khi chuyển đổi giới tính pháp luật sẽ công nhận các quyền nhân thân (như là quyền kết hôn, nhận con nuôi...) phù hợp với giới tính mới sau này.
Tuy nhiên cần lưu ý là đến thời điểm hiện nay, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể nào được ban hành để hướng dẫn thực hiện quy định Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền chuyển đổi giới tính.
Hiện tại, tại Nghị quyết 89/2023/QH15 thì Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đã được trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Tuy nhiên, Luật Chuyển đổi giới tính vẫn chưa được ban hành nên việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa có căn cứ thực hiện và được thừa nhận.
Người chuyển đổi giới tính có được kết hôn? (Hình từ Internet)
Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không?
Căn cứ Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
3. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
[...]
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo đó tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành điều chỉnh những vẫn đề liên quan đến chế độ hôn nhân và gia đình hiện nay đã nêu rõ rằng Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính tức là không thừa nhận hôn nhân đồng giới
Tuy nhiên theo quy định cũng đã nêu rõ, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới chứ không cấm hôn nhân đồng giới
Dự thảo người chuyển đổi giới tính phải đáp ứng điều kiện nào?
Theo Điều 10 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính (dự thảo lần 2) điều kiện đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau:
- Độ tuổi thực hiện can thiệp y học được quy định như sau:
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với các phương pháp can thiệp y học quy định tại Điều 9 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính (dự thảo lần 2), trừ trường hợp dưới đây;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức thì được thực hiện phương pháp can thiệp y học quy định tại Điều 9 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính (dự thảo lần 2) và khi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Đã được tư vấn pháp lý theo quy định.
- Có năng lực hành vi dân sự.
- Tình trạng hôn nhân: Có 2 phương án (đề xuất để lựa chọn)
+ Phương án 1: Độc thân.
+ Phương án 2: Không quy định tình trạng hôn nhân của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
- Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú và chưa được xóa án tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ 25/12/2024 là bao nhiêu?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?