Đề xuất kiểm soát thu nhập của chồng/vợ sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng?
Đề xuất kiểm soát thu nhập của chồng/vợ sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng?
Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, tại khoản 44 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP (Dự thảo lần 3) Tải về đề xuất như sau:
Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
b) Hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình,
c) Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
d) Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;
đ) Cưỡng ép thành viên gia đình đóng góp tài chính quá khả năng của họ;
e) Kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp tài sản không thể khôi phục được tình trạng ban đầu;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tài sản có được do chiếm giữ trái phép đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật cho chủ sở hữu hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, đ và e khoản 1 Điều này.
Theo đó, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP (Dự thảo lần 3) đề xuất hành vi kiểm soát thu nhập, tài sản của thành viên gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Như vậy, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP (Dự thảo lần 3) được thông qua thì hành vi kiểm soát thu nhập, tài sản của vợ/chồng nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đề xuất kiểm soát thu nhập của chồng/vợ sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng? (Hình từ Internet)
Chiếm đoạt tài sản riêng của vợ/chồng bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 144?
Theo Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Theo đó, hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của vợ-chồng bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hiện nay?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hiện nay gồm có:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?